Tiêu chuẩn thiết kế trường học quốc tế là quá trình thực hiện mục tiêu nhằm đảm bảo chuẩn cơ sở vật chất và môi trường học tập cho thế hệ tương lai của đất nước. Với thực trạng cơ sở vật chất trường học quốc tế phát triển như hiện nay, nhu cầu về xây dựng, cải tạo, quy hoạch thiết kế đang gia tăng đáng kể. Vì vậy các tiêu chuẩn thiết kế trường học quốc tế được đề ra là những giải pháp hoàn chỉnh để xây dựng mô hình trường học quốc tế tiên tiến hiện nay.
1. Phân biệt tiêu chuẩn thiết kế trường học quốc tế và các trường học khác
Theo Wikipedia: “Trường quốc tế là trường học cung cấp nền tảng học vấn trong môi trường giáo dục quốc tế, thường áp dụng dạy các chương trình như Tú tài Quốc tế, Edexcel, chương trình Cambridge Quốc tế hoặc theo chương trình đặc thù của mỗi quốc gia khác với chương trình học của nước sở tại.”
Còn theo ông Nguyễn Hoài Chương, nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM định nghĩa: “Trường quốc tế” là một khái niệm phức tạp. Trước đây, việc phân biệt “trường quốc tế” dựa vào 2 yếu tố là chương trình và người học. Trong đó Chương trình phải chương trình quốc tế; Người học đa dạng, đa quốc gia, đa quốc tịch.” (Nguồn: https://tintuconline.com.vn)

Như vậy, để phân biệt trường học quốc tế và các mô hình trường học khác có thể dựa vào một số tiêu chí:
- Chương trình giảng dạy: Chương trình phải đúng theo chương trình quốc tế.
- Đối tượng học tập: Người học đa dạng, đa quốc gia, đa quốc tịch
- Vốn đầu tư: Có nhiều hình thức, vốn đầu tư trong nước nhưng dạy chương trình nước ngoài và vốn đầu tư nước ngoài dạy chương trình nước ngoài.
Trường học quốc tế phải có cơ sở ở nhiều quốc gia khác nhau; phải sử dụng các ngôn ngữ quốc tế phổ biến như tiếng Anh, không sử dụng tiếng bản địa; được đào tạo theo chương trình được nhiều nước công nhận, có thể học lên lớp cao hơn, hoặc thi vào đại học quốc tế.
2. Các tiêu chuẩn thiết kế trường học quốc tế đối với khối dành cho học tập
Với khối dành cho học tập trong tiêu chuẩn thiết kế trường học quốc tế cũng có những điểm tương đồng như tiêu chuẩn thiết kế trường học thông thường như:
- Diện tích phải phù hợp với số lượng trẻ, đảm bảo 1,5 – 1,8m2
- Kích thước bàn ghế phù hợp với quy định trong TCVN 7490. Chiều cao bàn dành cho học sinh khuyết tật không lớn hơn 600mm; chiều cao ghế không lớn hơn 350 mm.
- Các trường có tổ chức nội trú cần tổ chức các phòng ngủ theo hệ lớp, đặc trưng của nhóm tuổi và thiết kế riêng cho nam, nữ học sinh.
Bảng: Quy định về kích thước cơ bản của bàn ghế (sai số cho phép ở đây là ± 0.5cm)
Thông số (cm) | Cỡ số | |||||
I | II | III | IV | V | VI | |
Chiều rộng bàn | ||||||
Bàn 2 chỗ ngồi | 60 | 60 | 60 | 60 | 60 | 60 |
Bàn 2 chỗ ngồi | 120 | 120 | 120 | 120 | 120 | 120 |
Hiệu số chiều cao bàn ghế | 19 | 20 | 21 | 23 | 26 | 28 |
Chiều sâu bàn | 45 | 45 | 45 | 50 | 50 | 50 |
Chiều cao bàn | 45 | 48 | 51 | 57 | 63 | 69 |

- Bố trí bàn ghế trong phòng học phù hợp với quy định TCVN 7491.
Bảng: Bố trí bàn ghế trong phòng học phù hợp với quy định TCVN 7491
Các cự ly cơ bản | Bàn hai chỗ ngồi | Bàn một chỗ ngồi |
| 3 | 6 |
| 6 | 6 |
| 215 | 215 |
| 80 | Kê ghép như với bàn hai chỗ ngồi và theo các quy định như với bàn hai chỗ ngồi |
| 60 | |
| 50 | |
| 95 – 100 | |
| 40 |
Theo Quyết định 1470/QĐ-Ttg quy mô tối thiểu: 10 lớp. Số trẻ em, học sinh tối đa/1 lớp, nhóm trẻ: 35. Diện tích sử dụng tối thiểu: 6m2/học sinh và phải bảo đảm quy mô tối thiểu/của trường là 10 lớp ít nhất 4 năm liên tục.
3. Tiêu chuẩn thiết kế trường học quốc tế đối với khối nhà bếp
Đối với tiêu chuẩn thiết kế trường học cho khối nhà bếp cần tuân theo những quy định để đảm bảo vệ sinh và sức khỏe cho học sinh, đồng thời đáp ứng theo đúng nhiệm vụ thiết kế:
- Nhà bếp của trường quốc tế cần thiết kế theo tiêu chuẩn một chiều và đặt ở cuối hướng gió.
- Diện tích 0,3 – 0,35 m2 cho một trẻ. Gồm có khu sơ chế, khu chế biến, khu nấu ăn, khu chia thức ăn; được thiết kế và tổ chức theo dây chuyền hoạt động một chiều.
- Chỗ ngồi được sắp xếp hợp lý và khoa học, đảm bảo cho trẻ được ăn uống thoải mái nhất
- Nhà bếp cần thiết kế tách biệt với phòng học, nhà vệ sinh và khu vui chơi cho trẻ.

4. Tiêu chuẩn thiết kế trường học quốc tế đối với khối dành thực hành
Khối dành cho thực hành là nơi để phát triển các kỹ năng thông qua các giờ thực hành thực tế chuyên dùng cho các bộ môn chuyên biệt (các môn năng khiếu, tiếng anh, máy tính, thí nghiệm…). Đây là một trong các bộ nguyên tắc thiết kế trường học không thể thiếu để đảm bảo đầy đủ phát triển toàn diện cho học sinh trong quá trình học tập.
Thiết kế phòng giáo dục rèn luyện thể chất và phòng giáo dục nghệ thuật phải đáp ứng chương trình và kế hoạch dạy học với tiêu chuẩn diện tích quy định như sau:
- Phòng giáo dục rèn luyện thể chất: 1,8 m2/học sinh;
- Phòng giáo dục nghệ thuật: 1,5 m2/học sinh.

Để bản thiết kế trường tiểu học đạt chuẩn quốc tế, ngoài những yêu cầu trên thì cũng cần chú ý đến một số hạng mục khác như: Canteen, thư viện, phòng máy, tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh, tiêu chuẩn thiết kế thiết kế nhà đa năng trong trường học. Mặc dù diện tích cho mỗi khu vực này không quá nhiều nhưng yêu cầu có để đảm bảo chất lượng học tập và giảng dạy.
Trường quốc tế là một mô hình trường học rất phổ biến và hiện đang có nhu cầu xây dựng phát triển rất lớn. Tiêu chuẩn thiết kế trường học quốc tế không những cần thiết cho các chủ dự án mà còn góp phần xây dựng cho xã hội nói chung những mô hình trường học hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam và bắt kịp với xu hướng tiên tiến trên thế giới.