Các yếu tố nào cấu thành nên không gian?

Đơn giản, dễ hiểu và dễ nhìn thấy nhất đó là trần, tường, sàn, ánh sáng, vật liệu, mùi hương….. Hoặc cao hơn nữa là cảm xúc, là tinh thần, là những thứ không thuộc phạm trù hữu hình, ví dụ như trải nghiệm. Đối với Dplus, trải nghiệm là giá trị tối quan trọng của việc sáng tạo.

Vậy Tương phản được vận dụng như thế nào để làm nổi bật các yếu tố kể trên. Trước hết chúng ta cần hiểu Định nghĩa của Tương phản.

1. Tương phản là gì?

Tương phản có thể được xem như một nguyên tắc cơ bản nhất của người thiết kế cũng như kiến trúc sư. Nếu biết cách ứng dụng, tương phản được ví như một vũ khí bí mật để thu hút mọi ánh nhìn trong tổng thể không gian nhưng vẫn đảm bảo được tính liền mạch.

Đôi khi, chúng ta hay lầm tưởng về định nghĩa Tương phản. Cụ thể hơn, bằng cách nào đó chúng ta tự bó hẹp Tương phản trong những định nghĩa mà chúng ta từng được tiếp cận. Trong khi thực tế, Tương phản có thể được hiểu và sử dụng theo nhiều cách khác nhau.

Tương phản trong thiết kế nội thất không hẳn là đối chọi, mà là sự gắn kết của hai yếu tố khác biệt, dung hòa các nét tương phản trong màu sắc, vật liệu, thiết kế… nhằm mang lại cảm nhận sáng tạo, chỉn chu cho công trình.

Tương phản có thể khai thác ở các yếu tố sau:

  1. Màu sắc
  2. Chất liệu
  3. Hình dạng
  4. Kích thước
  5. Họa tiết
Sự tương phản của diện trần sơn trắng và thảm trải sàn đen, màu nhấn vàng và xanh tạo ra nét phá cách, thú vị cho không gian văn phòng
Sự tương phản của diện trần sơn trắng và thảm trải sàn đen, màu nhấn vàng và xanh tạo ra nét phá cách, thú vị cho không gian văn phòng

 

2. Hiệu ứng do Tương phản mang lại?

Có thể giải thích nôm na, hiệu ứng do thủ pháp này mang lại là đặt những thứ vốn trái ngược, đối lập nhau trong cùng một không gian nhằm kích thích sự hấp dẫn về thị giác.

Ví dụ, đặt một thứ xù xì bên cạnh một thứ mịn màng, thứ xù xì sẽ trở nên xù xì hơn, và thứ mịn màng sẽ trở nên mịn màng hơn (do có đối tượng so sánh ngay bên cạnh). Đó là tương phản về chất liệu.

Tương tự, từ lối tiếp cận nhỏ, tối, chật chội mở ra một không gian rộng rãi, thoáng đãng sẽ khiến cảm xúc thay đổi đột ngột. Tương phản về kích thước dẫn đến sự tương phản về không gian.

Lựa chọn màu nội thất để tôn lên thủ pháp tương phản
Lựa chọn màu nội thất để tôn lên thủ pháp tương phản

 

3. Làm thế nào để ứng dụng Tương phản một cách hiệu quả?

Ứng dụng Tương phản hiệu quả hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào cảm quan và độ tinh tế của người thiết kế hay kiến trúc sư. Có nhiều cách để ứng dụng, song dưới đây, Dplus chỉ đưa ra một vài gợi ý cơ bản nhất để làm rõ nội dung này.

Trong thiết kế nội thất, Tương phản được thể hiện rõ nhất bằng màu sắc. Trong bánh xe màu sắc, dễ dàng chọn ra hai màu đối lập và dễ gây ấn tượng nhất là đen và trắng. Các tông màu nóng – lạnh cũng là một lựa chọn táo báo. Song, nếu không biết tiết chế cường độ và liệu lượng, việc sử dụng các tông màu đối lập vô tình tạo ra cảm giác khó chịu cho người sử dụng. Ngược lại, nếu biết cách điều chỉnh, chúng có thể kích thích thị giác và mang đến một không gian phá cách nhưng vẫn đảm bảo tính hài hòa. Với những người chưa sẵn sàng cho không gian có độ tương phản màu sắc cao, một tips nhỏ đó là thêm vào các màu trung tính làm dịu mắt và tạo sự dễ chịu cho không gian. 

Không chỉ màu sắc, chất liệu bóng sáng của kim loại và sự thô ráp của thảm sàn cũng tạo nên hiệu ứng bất ngờ
Không chỉ màu sắc, chất liệu bóng sáng của kim loại và sự thô ráp của thảm sàn cũng tạo nên hiệu ứng bất ngờ

Đối với chất liệu, sự tương phản hòa vào nhau rõ nét giữa vật liệu tự nhiên với kim loại sáng bóng, giữa các chất liệu thô ráp và các bề mặt sơn bóng. Những vật liệu như nhôm, sắt hay inox  thường được sử dụng trong nội thất, nổi bật bởi sự cứng cáp, cảm giác sắc lạnh. Ánh kim loại khi kết hợp với vật liệu tự nhiên như gỗ có thể tạo ra nhiều hiệu ứng bất ngờ. Ngoài ra, cũng có thể tham khảo cách kết hợp của đá với các kim loại như crom, thép.

Đen - Trắng là hai màu được sử dụng nhiều nhất nhằm thể hiện thủ pháp Tương phản trong thiết kế nội thất
Đen – Trắng là hai màu được sử dụng nhiều nhất nhằm thể hiện thủ pháp Tương phản trong thiết kế nội thất

Tóm lại, ứng dụng thủ pháp Tương phản trong thiết kế không gian là một cách để để tạo nên vẻ đẹp riêng biệt, độc đáo cho không gian đó. Tuy nhiên, cần biết tiết chế để thủ pháp này mang lại hiệu quả đúng như tên gọi mà vẫn đảm bảo sự hài hòa, hợp lý cho không gian.

4.5/5 - (2 bình chọn)
Please follow and like us:
Pin Share

Leave a comment