Văn hoá doanh nghiệp được xem là điểm đặc trưng riêng của mỗi doanh nghiệp. Xây dựng và duy trì văn hoá là việc không thể thiếu trong quá trình phát triển của từng doanh nghiệp.

Văn hoá sẽ phản ảnh phong cách làm việc của từng doanh nghiệp vì vậy, với mỗi kiểu văn hoá sẽ phù hợp với một mô hình làm việc riêng để đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng của con người. 

1. Văn hoá doanh nghiệp và vai trò trong sự phát triển của công ty.

Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ giá trị văn hoá tạo ra giá trị cốt lõi tạo lên sự khác biệt, độc đáo của doanh nghiệp, được gây dựng lên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Từ đó trở thành quy tắc, tập quán quen thuộc ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp đồng thời chi phối tình cảm, cách suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích” 

(Nguồn: edu2review.com)

Văn phòng được thiết kế lấy cảm hứng  văn hoá “transparency”
Văn phòng được thiết kế lấy cảm hứng  văn hoá “transparency”

Vai trò của văn hoá trong doanh nghiệp:

  • Văn hoá truyền tải và thể hiện giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. 
  • Văn hoá là cơ sở tạo nên những giá trị riêng biệt cho từng doanh nghiệp. 
  • Lập các quy tắc xử sự chung trong doanh nghiệp.
  • Tác động và định hướng nhân viên theo mục đích chung mà doanh nghiệp hướng đến. 

Giữa xây dựng văn hóa doanh nghiệp và mô hình văn phòng có mối liên hệ nhất định. Văn hoá là nguồn cảm hứng để thiết kế văn phòng, đồng thời mô hình văn phòng là công cụ truyền thông cho văn hoá.

2. Các kiểu văn hoá doanh nghiệp và mô hình phù hợp

Chúng ta có thể sử dụng mô hình giá trị cạnh tranh – Competing Values Framework (CVF) được nghiên cứu tại đại học Michigan – để xác định kiểu văn hoá doanh nghiệp phù hợp. Đây là một nghiên cứu đã được ứng dụng nhiều trong việc tìm hiểu về hoạt động doanh nghiệp cũng như cá nhân. 

Mô hình giá trị cạnh tranh giúp xác định văn hoá doanh nghiệp
Mô hình giá trị cạnh tranh (Nguồn: alignable.com)

Mô hình này dựa vào 2 yếu tố đó là:

  • Khuynh hướng của doanh nghiệp: Hướng nội hoặc Hướng ngoại (Internal – External)
  • Quản trị doanh nghiệp theo 2 cách: Linh hoạt hoặc Kiểm soát (Flexible – Control)

Theo đó có 4 kiểu văn hoá doanh nghiệp được tạo ra từ sự kết hợp trên. Với mỗi kiểu văn hoá sẽ có những mô hình văn phòng phù hợp.

3.1. Văn hoá linh hoạt (Create Culture)

Đây là sự kết hợp giữa khuynh hướng doanh nghiệp hướng ngoại và cách quản trị linh hoạt. 

Ưu điểm: 

  • Có môi trường luôn kích thích sự sáng tạo, tích cực đi tìm cái mới.
  • Nhân viên có tính chủ động cao trong công việc, và có khả năng tập trung, sáng tạo trong công việc.
  • Doanh nghiệp mang tính tiên phong, năng nổ, khao khát dẫn đầu trong lĩnh vực cửa mình.

Nhược điểm: 

  • Doanh nghiệp mang tính tiên phong nên dễ xảy ra các rủi ro.

Văn hoá này thường xuất hiện ở những công ty đề cao sự sáng tạo, có tinh thần đổi mới, cầu tiến như các công ty truyền thông, công ty công nghệ, thiết kế… Vì vậy nhân viên trong những doanh nghiệp này cần không gian làm việc thoải mái, giúp kích thích sáng tạo. 

Một số mô hình văn phòng có thể phù hợp với văn hoá linh hoạt như văn phòng thông minh, văn phòng sáng tạo, văn phòng agile, văn phòng hybrid… Những văn phòng này tập trung vào tính linh hoạt, công năng sử dụng của đồ nội thất, không gian đồng thời chú trong vào các yếu tố giúp con người thoải mái, tăng sự sáng tạo. Ngoài ra, đây cũng là những mô hình văn phòng mở nên giúp tăng tính tương tác, trao đổi thông tin giữa các thành viên với nhau. Brainstorming là một hoạt động hữu ích giúp con người thảo luận và đưa ra các ý tưởng mới. 

Văn phòng dành cho văn hoá linh hoạt
Văn phòng Microsoft Melbourne – Văn phòng dành cho văn hoá linh hoạt

3.2. Văn hoá cạnh tranh (Compete Culture)

Văn hoá thị trường hình thành từ sự kết hợp giữa khuynh hướng doanh nghiệp hướng ngoại và cách quản trị kiểm soát. Đây là văn hoá tập trung vào kết quả, doanh nghiệp luôn ý thức cao về tính cạnh tranh và chủ trương đạt được mục tiêu bằng mọi giá.

Ưu điểm:

  • Môi trường có tính cạnh tranh cao. Cạnh tranh vốn là động lực thúc đẩy sự phát triển, cạnh tranh lành mạnh sẽ giúp doanh nghiệp và bản thân mỗi nhân viên có những bước phát triển rõ rệt.
  • Môi trường thúc đẩy mọi người nâng cao trình độ chuyên môn, do doanh nghiệp ít quan tâm đến năng suất mà quan tâm nhiều đến hiệu quả công việc.

Nhược điểm:

  • Văn hoá cạnh tranh thường có chủ trương đạt được mục tiêu bằng mọi giá nên nhiều trường hợp dễ dẫn đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
  • Cạnh tranh mà không sử dụng đúng thời điểm dễ dẫn đến lục đục, chia rẽ nội bộ doanh nghiệp.

Những doanh nghiệp xây dựng văn hoá này thường quan tâm đến môi trường bên ngoài do tính chất công việc tập trung vào những giao dịch với các đối tác. Tuy nhiên bên trong doanh nghiệp cần tạo dựng một khuôn khổ làm việc nhất định, luôn tập trung hoàn thành công việc.

Văn phòng truyền thống sẽ là mô hình văn phòng phù hợp với kiểu văn hoá thị trường. Ở đây trang thiết bị và nội thất phục vụ những nhu cầu văn phòng cơ bản. Không gian làm việc riêng tư, bảo mật tuy nhiên ít được chú trọng và được bày trí theo phong cách truyền thống với hình thức không gian kín, phân chia các khu vực làm việc bởi vách ngăn cố định.

Mô hình văn phòng truyền thống
Mô hình văn phòng truyền thống

3.3. Văn hoá kiểm soát (Control Culture)

Là sự kết giữa khuynh hướng doanh nghiệp hướng nội và cách quản trị kiểm soát. Kiểu văn hoá này thường thấy ở những doanh nghiệp chú trọng kiểm soát và năng suất như các doanh nghiệp tài chính, doanh nghiệp dịch vụ… Các doanh nghiệp này xây dựng một môi trường làm việc ổn định, đề cao tính thống nhất khi làm việc và có quy trình cụ thể.

Ưu điểm: 

  • Xây dựng một môi trường làm việc vô cùng chuyên nghiệp và nghiêm túc, đề cao tính thống nhất khi làm việc và có quy trình cụ thể.
  • Nhân viên luôn ý thức cao trong việc tuân thủ nguyên tắc và quy trình trong công việc.

Nhược điểm:

  • Không có nhiều sự sáng tạo, đổi mới
  • Một số trường hợp việc quy định những trình tự, thủ tục bị cứng nhắc, không linh hoạt.

Đối với thiết kế văn phòng cho doanh nghiệp mang văn hoá này nên tạo một không gian đẳng cấp, tinh tế, nhấn mạnh yếu tố sang trọng, tin cậy qua từng chi tiết.

Đối với kiểu văn hoá kiểm soát thì mô hình phù hợp là văn phòng hiện đại. Xây dựng một văn phòng với không giản đẳng cấp, tinh tế thì văn phòng hiện đại là một sự lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên không gian ở đây sẽ không mở như đối với văn phòng kiểu văn hoá linh hoạt mà có sự khuôn khổ, kiểm soát hơn.

Văn phòng chứng khoán Vinasecurities
Văn phòng chứng khoán Vinasecurities

3.4. Văn hoá gia đình (Collaborate Culture)

Là sự kết hợp giữa khuynh hướng hướng nội nhưng linh hoạt trong quản trị. Văn hoá gia đình mang tính chất gần gũi, thân thiết như một gia đình nhưng vẫn có thứ bậc trên dưới. Mô hình này ít quan tâm đến năng suất mà quan tâm nhiều đến hiệu quả công việc.

Ưu điểm:

  • Nhân viên ở đây luôn trung thành, dễ chia sẻ và làm việc với tinh thần tập thể cao.
  • Mô hình này hướng đến con người, nên tập trung vào sự phát triển của nhân viên nhiều.

Nhược điểm:

  • Khi một người xảy ra vấn đề thường sẽ dẫn đến cả nhóm ảnh hưởng theo do có sự tác động, thân thiết giữa các thành viên.

Đối với văn hoá tập thể này, khi thiết kế văn phòng thường tập trung vào hai yếu tố: không gian tập thể, đa dạng hóa không gian.

Mô hình văn phòng đề xuất với mô hình này là mô hình văn phòng chia sẻ. Với đặc điểm Không gian làm việc linh hoạt, rộng rãi được thiết kế với không gian mở cùng nội thất hiện đại. 

Văn phòng chia sẻ thiết kế gần gũi, tăng tương tác giữa các nhân viên
Văn phòng chia sẻ thiết kế gần gũi, tăng tương tác giữa các nhân viên

Văn hoá có sự tác động lớn đến tính hiệu quả của doanh nghiệp.Xác định đúng loại hình văn hoá và mô hình văn phòng phù hợp, từ đó theo đuổi mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến.

4.7/5 - (3 bình chọn)
Please follow and like us:
Pin Share

Leave a comment