Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp hay phong cách industrial mang vẻ đẹp “lạ”. Người ta tìm đến industrial để thể hiện sự độc đáo, táo bạo và cá tính cho không gian của mình.
1. Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp (industrial)
# Phong cách industrial có nguồn gốc từ đâu?
Nhiều ý kiến cho rằng phong cách thiết kế công nghiệp đã phát triển vào đầu thế kỷ 20. Khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 kết thúc, xu hướng toàn cầu hóa bắt đầu, nhiều nhà máy đã đóng cửa và dần chuyển hoạt động sang các nước khác. Sự chuyển dịch này đã khiến cho nhiều nhà máy, phân xưởng… bị bỏ trống.
Trong khi đó, tại các thành phố, nhu cầu về nhà ở ngày một tăng do dân cư tại đây trở nên đông đúc hơn kể từ đầu những năm 90. Chính vì thế, những khu công nghiệp bị bỏ trống trở thành một giải pháp hợp lý tại thời điểm đó. Nhiều nhà xưởng, nhà máy… được chuyển đổi mục đích sử dụng trở thành nhà
Thay vì che giấu vẻ đẹp hoang sơ của các tòa nhà công nghiệp, những nét thô sơ mộc mạc nhất được giữ lại. Chính vẻ đơn sơ này đã thu hút nhiều người, trong đó có cả những kiến trúc sư. Dần dần nó trở thành một xu hướng thiết kế nội thất và được ứng dụng trong nhiều không gian không chỉ là nhà ở. Nhiều không gian làm việc cũng đã ứng dụng phong cách thiết kế này để thể hiện cá tính của người sở hữu không gian.
# Phong cách industrial là gì?
Sau này, khi không còn là những không gian được tận dụng từ những nhà máy cũ, những không gian được thiết kế theo phong cách công nghiệp vẫn giữ nguyên nét thô mộc vốn có. Chính sự hoang sơ, đơn giản đó là điểm thu hút những người yêu thích sự phóng khoáng và sáng tạo bởi họ có thể điều chỉnh không gian tùy ý để phù hợp với sở thích và nhu cầu sử dụng của mình.
Từ những không gian thô sơ với sự sáng tạo của con người đã trở thành không gian với thiết kế độc đáo. Những nét độc đáo và đặc trưng này đã tạo nên những đặc điểm không bị hòa lần của phong cách thiết kế công nghiệp.
2. Đặc điểm của phong cách thiết kế nội thất công nghiệp
# Vẻ ngoài “không hoàn thiện”
Yếu tố đầu tiên làm nên ấn tượng cho một không gian industrial là vẻ ngoài không hoàn thiện “unfinished”. Những đường ống, dầm xà… không hề được giấu đi mà được để lộ như một phần trong kết cấu của ngôi nhà. Hay những bức tường không hề sơn, những viên gạch, vết xi măng nguệch ngoạc, có chút loang lổ, hoang sơ nhưng không đáng sợ mà mang lại cảm giác gần gũi.
# Vật liệu
Đối với những phong cách thiết kế khác, hầu hết vật liệu là yếu tố tạo nên kết cấu. Nhưng đối với phong cách thiết kế nội thất công nghiệp, vật liệu làm nên nét mộc mạc đặc trưng.
Gỗ, gạch, bê tông và kim loại là những vật liệu chính được sử dụng trong những không gian này. Sự đan xen trong việc sử dụng gỗ sần sùi cùng những kim loại bóng mịn vừa tạo nét tương phản vừa có sự hài hòa khiến không gian industrial trở nên sang trọng hơn. Những bức tường gạch đỏ là điểm nhấn bắt mắt trong không gian trầm của màu nâu gỗ, màu xám của bê tông…
# Màu sắc
Do sử dụng nhiều vật liệu là gỗ, kim loại, bê tông, gạch… và không thiết kế, trang trí cầu kỳ nên màu sắc chủ đạo của những không gian công nghiệp là màu trung tính, màu tự nhiên của vật liệu. Những gam màu trầm, trung tính kết hợp hợp cùng không gian mở tạo cảm giác rộng rãi và ấm cúng. Một số màu sắc nổi bật cũng được sử dụng như những điểm nhấn để không gian thêm tươi tắn, mới mẻ.
3. Ứng dụng phong cách industrial trong thiết kế không gian làm việc
# Tại sao phong cách thiết kế công nghiệp lại được yêu thích?
- Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp rất linh hoạt. Vì không gian industrial sử dụng hầu hết các màu sắc trung tính và tập trung vào các kết cấu của không gian nên phong cách thiết kế này dễ dàng kết hợp với ánh sáng, trang trí và đồ nội thất.
- Mặc dù được thiết kế tối giản nhưng phong cách thiết kế công nghiệp vẫn táo bạo khi có sự kết hợp giữa nét cũ kỹ của những nhà xưởng thế kỷ 20 với những chi tiết hiện đại.
- Thiết kế thân thiện với môi trường vì tận dụng được những vật liệu tái chế trong thiết kế.
- Hướng đến vẻ đẹp tự nhiên của vật thể, phù hợp với những người thích sự tối giản và sáng tạo.
# Ứng dụng cho thiết kế nội thất khu công nghiệp
Đây là một cách ứng dụng mà theo chúng tôi nó phù hợp nhất cho cả người sử dụng và tận dụng triệt để đặc điểm của phong cách này.
Trên đây là hình ảnh trong một dự án mà chúng tôi đã thực hiện được thiết kế bằng phong cách công nghiệp. Hệ trần cao, để lộ đường ống, dầm xà đặc trưng của phong cách industrial cùng màu sắc trung tính (màu trắng của đồ nội thất, màu xám của sàn gạch và bê tông)
# Ứng dụng với những doanh nghiệp có văn hóa mở, phóng khoáng
Trong chính sự mộc mạc, thô sơ luôn có “chất nghệ”. Phong cách thiết kế công nghiệp phù hợp với những người yêu thích sự sáng tạo, những doanh nghiệp có văn hóa cởi mở phóng khoáng.
Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp tuy mang một vẻ ngoài mộc mạc, khô khan nhưng luôn có thu hút bởi sự mạnh mẽ và phóng khoáng, mang lại một cảm nhận mới lạ cho người sử dụng. Đây là sẽ một lựa chọn đáng cân nhắc cho những không gian làm việc.
Nguồn ảnh: Officelovin, Pinterest, DPLUS