Thiết kế ánh sáng văn phòng hiệu quả

Ánh sáng văn phòng là yếu tố quan trọng trong thiết kế và thi công nội thất văn phòng bởi có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và năng suất làm việc của người sử dụng không gian. 

Trong bài viết này, chúng tôi đã đưa ra những ưu, nhược điểm của cả ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo – hai nguồn ánh sáng chính sử dụng cho văn phòng. Ngoài ra, chúng tôi cũng cung cấp thêm một vài thông tin về tiêu chuẩn thiết kế ánh sáng trong nội thất văn phòng. 

1. Các loại ánh sáng sử dụng trong thiết kế nội thất văn phòng

1.1. Ánh sáng tự nhiên

#Ưu điểm

  • Tốt cho sức khỏe thể chất

Ánh sáng tự nhiên giúp cải thiện tình trạng nhức mỏi mắt, đau đầu… của nhân viên văn phòng do phải làm việc nhiều giờ trước máy tính. Bên cạnh đó, tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh của các thiết bị điện tử cũng khiến giảm chất lượng giấc ngủ. Điều này có thể cải thiện bằng việc tạo ra nhiều không gian để tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên hơn. 

  • Ảnh hưởng tích cực đến tâm trạng

Khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời con người có khả năng tiết ra hormone beta-endorphin, một loại hormone giúp tâm trạng trở nên vui vẻ, phần khích. Chỉ cần tiếp xúc với ánh sáng mặt trời 13-15 phút thì endorphin sẽ được giải phóng. 

  • Phản ánh trung thực vẻ đẹp của không gian 

Mọi đồ vật, màu sắc… khi được chiếu sáng bởi ánh sáng tự nhiên đều đem lại cảm giác chân thực, có chiều sâu hơn so với khi nhìn chúng dưới ánh đèn. Ánh sáng tự nhiên giúp tôn lên vẻ đẹp của những không gian được thiết kế tỉ mỉ và sáng tạo. 

Không gian văn phòng được chiếu sáng bằng ánh sáng tự nhiên
Không gian văn phòng được chiếu sáng bằng ánh sáng tự nhiên

#Nhược điểm

  • Ánh sáng tự nhiên không thể tiếp cận đến mọi phần không gian. 

Vì không phải phần nào của không gian văn phòng cũng có thể đặt cửa sổ để đón ánh sáng tự nhiên nên không phải khu vực nào của văn phòng cũng đc chiếu sáng. 

  • Phụ thuộc vào thời tiết và thời gian nên không ổn định

Cường độ ánh sáng không ổn định và khác nhau. Ngày trời nắng, cường độ ánh sáng mạnh dễ gây chói hoặc nóng khi tiếp xúc. Ngược lại, nếu trời mưa ánh sáng lại không đảm bảo, cường độ ánh sáng yếu.

Hoặc ngay trong ngày cũng có nhiều thời điểm cường độ sáng thay đổi. Buổi sáng thường ánh sáng dễ chịu nhưng buổi trưa rất dễ tạo cảm giác chói chang, oi nóng. 

1.2. Ánh sáng nhân tạo

#Ưu điểm

  • Giúp tăng cường và ổn định nguồn sáng 

Ngược lại với ánh sáng tự nhiên, ánh sáng nhân tạo không phụ thuộc vào yếu tố khách quan như thời tiết, thời gian… nên có thể chiết sáng tới mọi phần không gian của văn phòng và ổn định cả về cường độ cũng như thời gian chiếu sáng. 

  • Trang trí, tạo điểm nhấn cho không gian

Trong thiết kế nội thất văn phòng, ánh sáng luôn được sử dụng để trang trí, tăng tính thẩm mỹ cho không gian. Ánh sáng có thể dùng để tạo điểm nhấn hoặc điều hướng không gian. 

  • Phân chia không gian ước lệ

Thay vì sử dụng vách ngăn để phần chia không gian, với những văn phòng mở chúng ta có thể sử dụng ánh sáng hoặc màu sắc để phân chia không gian ước lệ. Đây là một ứng dụng của thủ pháp thiết kế layering

Sử dụng ánh sáng để phân chia và dẫn dắt
Sử dụng ánh sáng để phân chia và dẫn dắt không gian

#Nhược điểm

  • Tiêu tốn năng lượng

So với ánh sáng tự nhiên thì ánh sáng nhân tạo là nguồn sáng “có trả phí” do sử dụng năng lượng điện để hoạt động. 

  • Tạo cảm giác ức chế, căng thẳng cho con người nếu sử dụng trong thời gian dài

Ánh sáng nhân tạo dù đã được tối ưu, cải tiến liên tục nhưng vẫn chưa đạt đến mức độ của ánh sáng tự nhiên. Thế nên khi làm việc trong môi trường dùng ánh sáng của đèn lâu có thể gây cảm giác ức chế, căng thẳng, mệt mỏi cho con người.  

2. Tiêu chuẩn thiết kế ánh sáng văn phòng

Mục đích của việc thiết kế ánh sáng cho không gian làm việc là tạo ra một môi trường ánh sáng giúp con người dễ dàng và thuận tiện thực hiện công việc, an toàn, dễ chịu cho thị giác. 

Vì vậy, mỗi loại không gian lại có những tiêu chuẩn riêng để thiết kế đạt hiệu quả sử dụng cao nhất. 

# Sự phân bố độ chói

Sự phân bố độ chói trong trường nhìn kiểm soát mức độ thích nghi của mắt, ảnh hưởng khả năng nhìn của con người. Độ chói được xác định bằng hệ số phản xạ và độ chói trên các bề mặt. Hệ số phản xạ hữu ích của các bề mặt (chủ yếu trong phòng) có các giá trị như sau:

– Trần nhà 0,6 đến 0,9 

– Tường 0,3 đến 0,8 

– Mặt phẳng làm việc 0,2 đến 0,6 

– Sàn nhà 0,1 đến 0,5

#Độ rọi

Độ rọi và mức độ phân bổ độ rọi có ảnh hưởng đến năng suất lao động, sự tiện nghi… của người dùng, đặc biệt là những người làm việc nhiều giờ với máy tính. 

Tất cả các giá trị độ rọi được quy định trong tiêu chuẩn này là độ rọi duy trì và đảm bảo cho công việc thị giác an toàn và các yêu cầu về đặc tính thị giác.

Độ rọi tại chỗ làm việc (lux)  Độ rọi khu vực xung quanh lân cận (lux)
≥ 750  500
500 300
300 200
≤ 200  Bằng độ rọi tại chỗ làm việc

#Sự chói lóa
Sự chói lóa do độ chói hoặc độ tương phản quá lớn trong trường nhìn và có thể ảnh hưởng đến khả năng nhìn rõ các vật thể. Trong thiết kế ánh sáng nên tránh và giảm thiểu nhất có thể sự chói lóa, có thể sử dụng vật liệu thích hợp che các bóng đèn hoặc sử dụng rèm che cửa sổ. Đối với các bóng đèn điện góc che chắn tối thiểu cho độ chói của bóng đèn không được nhỏ hơn các giá trị đưa ra trong bảng sau: 

Độ chói của bóng đèn (kcd/m2 )  Góc khuất tối thiểu
1-20 10o 
20-50 15o
50-500 20o
≥ 500 30o

 

Không gian làm việc kết hợp giữa ánh sáng tự nhiên và nhân tạo
Không gian làm việc kết hợp giữa ánh sáng tự nhiên và nhân tạo

#Màu sắc của ánh sáng

“Màu ánh sáng” của bóng đèn là màu nhìn thấy của màu bên ngoài (độ hội tụ màu của đèn) của ánh sáng phát ra. Có thể được biểu thị qua nhiệt độ màu tương quan.

Màu ánh sáng Nhiệt độ màu
Trắng ấm < 33000k
Trắng trung bình 33000k – 53000k
Trắng lạnh > 53000k

Lựa chọn màu ánh sáng phụ thuộc vào các yếu tố:

  • Thẩm mỹ, tâm lý, quan niệm về ánh sáng trắng tự nhiên
  • Độ rọi, màu sắc, đồ nội thất trong phòng
  • Khí hậu, thời tiết của từng vùng miền, từng mùa
Ánh sáng tác động đến năng suất làm việc của nhân viên
Ảnh hưởng của ánh sáng đến năng suất làm việc của nhân viên

Mỗi loại nguồn sáng có những ưu, nhược điểm khác nhau. Để tối ưu nhất cho không gian văn phòng chúng ta nên kết hợp cả hai trong thiết kế để đạt hiệu quả chiếu sáng tốt nhất. Cùng với đó cần tuân thủ theo những tiêu chuẩn thiết kế riêng để giảm thiểu tối đa một số vấn đề như chói, loá, không đủ sáng…

5/5 - (4 bình chọn)
Please follow and like us:
Pin Share

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN