Thiết kế môi trường xuất hiện từ thế kỷ XX và phát triển cho đến nay. Thiết kế môi trường là một lĩnh vực đa ngành, trong đó có thiết kế nội thất. Cả hai đang phát triển và có ảnh hưởng không nhỏ đến con người và sự phát triển của xã hội. 

1. Thiết kế môi trường (Environmental design – ED) 

Thiết kế môi trường hay Environmental design là một khái niệm khá mới, chưa trở nên quen thuộc tại Việt Nam. Tuy nhiên, thiết kế môi trường đang hiện diện trong cuộc sống của chúng ta một cách phổ biến và được vận dụng nhiều trong lĩnh vực khoa học, nghệ thuật. 

Thiết kế môi trường - Environmental design
Thiết kế môi trường – Environmental design (nguồn: Internet)

Environmental design là việc tạo ra những môi trường sống, làm việc… thông qua sự thiết kế của con người, bao gồm các lĩnh vực địa lý, quy hoạch đô thị, kiến trúc, kiến trúc cảnh quan, nội thất, thiết kế đồ họa… Ngoài ra, ED còn bao gồm một số lĩnh vực liên ngành như bảo tồn lịch sử, thiết kế ánh sáng… 

Mục đích chính của thiết kế môi trường là tạo ra những môi trường tiện nghi, thuận lợi và toàn diện cho việc sử dụng của con người, từ quy hoạch không gian đô thị đến thiết kế những chi tiết graphic cho nội, ngoại thất… 

Thiết kế môi trường tại bảo tàng Tomorrow
Bảo tàng Tomorrow tại Rio De Janerio (ảnh:Internet)

Thiết kế của bảo tàng Tomorrow được lấy cảm hứng từ những bức tranh vẽ trên vườn bách thảo của thành phố Rio De Janeiro. Tomorrow museum là một thiết kế môi trường bởi nó là sự kết hợp của yếu tố tự nhiên (hồ nước) với các yếu tố nhân tạo như nội thất, kiến trúc, thiết kế đồ hoạ môi trường (cụ thể là public installation)

2. Thiết kế nội thất (Interior Design – ID)

So với thiết kế môi trường, thiết kế nội thất là một khái niệm phổ biến hơn. Thiết kế nội thất là lĩnh vực kết hợp giữa nghệ thuật, mỹ thuật và khoa học nhằm tạo ra không gian bên trong của một căn nhà, văn phòng… phù hợp với mong muốn của chủ đầu tư. Dựa trên sự phối hợp màu sắc, ánh sáng, vật liệu; thiết kế kiến trúc không gian; tổ chức không gian để đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người

Ngày nay, chúng ta quan tâm nhiều hơn đến những vấn đề về không gian sống và làm việc, cụ thể là chức năng và thẩm mỹ của không gian. Chính vì thế thiết kế nội thất đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc tạo ra những không gian lý tưởng. 

Mục đích đầu tiên của thiết kế nội thất là đưa ra giải pháp bố trí không gian khoa học, tối ưu hơn cho nhu cầu sử dụng của con người đồng thời bổ sung những chức năng mới cho không gian của bạn.

Không chỉ đảm bảo về mặt chức năng, thiết kế nội thất cũng chú trọng tới tính thẩm mỹ của không gian. Yếu tố thẩm mỹ và sáng tạo trong thiết kế nội thất giúp tạo ra cá tính cho mỗi không gian và hơn thế, còn giúp truyền cảm hứng đến người sử dụng. 

Thiết kế nội thất văn phòng
Thiết kế nội thất văn phòng

Văn phòng Cinnamon với concept “Blue core” được thực hiện bởi DPLUS Việt Nam. Đây là một không gian làm việc đa chức năng, được thiết kế mở với nhiều không gian nhằm đáp ứng những nhu cầu sử dụng khác nhau. Không gian làm việc cá nhân; meeting point dành cho việc họp hành, thảo luận; armchair dành cho những dịp tiếp khách, gặp gỡ đối tác… Ngoài ra còn có khu nghỉ ngơi, pantry riêng để phục vụ những nhu cầu cá nhân của nhân viên công ty. 

3. Mối quan hệ giữa thiết kế nội thất và thiết kế môi trường

Thiết kế nội thất là một lĩnh vực độc lập, được ứng dụng để tạo ra những không gian tiện nghi, tối ưu bên trong của một văn phòng, một ngôi nhà…  Còn thiết kế môi trường, như đã đề cập, ED bao gồm và được tạo nên bởi nhiều yếu tố, trong đó có nội thất. Vậy nên giữa thiết kế nội thất và thiết kế môi trường luôn có sự giao thoa. 

Theo quan điểm của chúng tôi, thiết kế nội thất và thiết kế môi trường đều hướng đến tối ưu không gian trải nghiệm của con người.

Happiness inspires productivity” (Shawn Achor). 

Chúng tôi tâm niệm rằng, không gian là nơi nuôi dưỡng cảm xúc của con người. Năng suất lao động tăng hay giảm đều phụ thuộc vào mức độ hài lòng, thoải mái của con người khi sử dụng không gian. Vậy nên, với bất cứ thiết kế không gian làm việc nào, DPLUS cũng đặt con người là mục tiêu để hướng tới và tạo ra những thiết kế tối ưu nhất. Chúng tôi muốn từ tổng thể đến chi tiết đều được hoàn thiện trọn vẹn và tốt nhất có thể. 

Muốn tạo ra những không gian đẹp, tối ưu công năng đồng thời có thể truyền cảm hứng, chúng ta cần vận dụng kiến thức đa ngành hơn trong thiết kế nội thất. Chúng tôi nhận thấy rằng, nếu thiết kế nội thất được đặt trong bài toán tổng thể “thiết kế một môi trường” (environmental design), các kiến trúc sư và nhà thiết kế nội thất sẽ có nhiều “việc” để thiết kế hơn những bản vẽ thông thường. Cụ thể, họ sẽ cần nghiên cứu về trải nghiệm di chuyển, sử dụng ánh sáng, tương tác với hình họa… 

Ví dụ: một không gian nội thất khi thiết kế nếu kết hợp những chi tiết thiết kế đồ họa (Environmental Graphic Design) sẽ trở nên sống động, thú vị hơn, trở thành những không gian truyền cảm hứng.

Hành lang được thiết kế giúp tăng trải nghiệm người dùng
Hành lang được thiết kế giúp tăng trải nghiệm người dùng

Hành lang được xem là xương sống của không gian, nơi kết nối các không gian và diễn ra sự di chuyển. Đối với một thiết kế khi ID được đặt trong ED, hành lang không chỉ dẫn dắt sự di chuyển mà còn dẫn dắt cảm xúc của con người. Không chỉ là đi lại mà chúng ta còn có những trải nghiệm di chuyển tại một hành lang được thiết kế ziczac, thắt mở linh hoạt tạo sự thay đổi bất ngờ trong cảm xúc của con người. 

Các yếu tố của thiết kế môi trường được vận dụng trong thiết kế khu hành lang cũng như toàn bộ không gian văn phòng này. Hệ đèn trần vừa có tác dụng chiếu sáng vừa giúp điều hướng người dùng từ không gian làm việc chung đến các không gian chức năng khác. Những họa tiết graphic được sử dụng decal màu giúp tạo sự riêng tư cho phòng họp, check-in đồng thời khiến không gian hành lang sinh động hơn. 

Chúng tôi luôn đưa những thiết kế của mình vào tổng thể của thiết kế môi trường để mỗi không gian hoàn thiện sẽ là một sản phẩm tối ưu nhất. Không chỉ là thiết kế nội thất mà chúng tôi sáng tạo và thiết kế trải nghiệm không gian.

5/5 - (5 bình chọn)
Please follow and like us:
Pin Share

Leave a comment