UX (User experience – Trải nghiệm người dùng) thường gắn liền với lĩnh vực công nghệ thông tin như trải nghiệm của người dùng trực tiếp trên các website, hay việc con người tương tác qua lại với môi trường công nghệ. Hiếm khi thấy thiết kế nội thất sử dụng cụm từ này. Tuy nhiên UX đã xuất hiện ngay từ ban đầu đối với thiết kế nội thất nói riêng và ngành công nghiệp thiết kế nói chung.

1. UX trong thiết kế nội thất là gì?

Khi bước vào một căn phòng trống, điều đầu tiên nảy ra trong đầu chúng tôi là sẽ làm gì với nó? Đi một vòng và lướt nhìn xung quanh, chúng tôi muốn biến không gian đó trở nên có mục đích sử dụng. Có thể là phòng khách, phòng ngủ, hay văn phòng làm việc…Căn phòng có thể mang chức năng chúng tôi mong muốn, phụ thuộc vào những đồ đạc chúng tôi lựa chọn và nơi chúng tôi đặt để.

Một căn phòng trống có thể sử dụng, nhưng chưa hữu ích cho đến khi bạn bố trí các đồ vật vào đó. Bạn tương tác với căn phòng như thế nào? Tương tác này sẽ trở thành trải nghiệm của bạn khi bạn trực tiếp sử dụng. UX biến trải nghiệm đó trở nên tuyệt vời và có giá trị.

Tạo ra khoảng trống trong không gian để tăng trải nghiệm người dùng
Tạo ra khoảng trống trong không gian để tăng trải nghiệm người dùng

2. UX xuất hiện ở đâu?

Định hình một không gian chức năng có thể ứng dụng ở tất cả các thể loại công trình, từ dân dụng cho đến thương mại. UX có thể xuất hiện ở bất cứ không gian nào từ cửa hàng cho đến nhà ở, từ phòng bếp cho đến phòng khách, phòng ngủ, từ chi tiết bàn, ghế cho đến lavabo…

Cụ thể, UX thường xuất hiện ngay từ những bước sơ phác thiết kế kết hợp với việc hoạch định, phân vùng công năng. Tiếp theo, sự hiện diện của UX còn thể hiện ở việc sắp xếp, bố trí đồ nội thất, trang thiết bị. Thậm chí, nó còn được xem như yếu tố tạo nên sự tinh tế khi kết hợp với thiết kế chi tiết.

 

Thiết kế không gian làm việc quan tâm đến trải nghiệm của người dùng
Thiết kế không gian làm việc quan tâm đến trải nghiệm của người dùng

 

3. Yếu tố nào tác động đến UX?

UX gắn liền với những bộ quy chuẩn, tiêu chuẩn. Bởi quy chuẩn và tiêu chuẩn được đúc kết dựa trên kinh nghiệm sử dụng và nhân trắc học của con người theo lứa tuổi, giới tính, thậm chí vị trí địa lý, tập quán văn hóa, và cả nền văn hóa của nơi đó…. Khi một không gian được xác định cần thiết kế, chúng ta phải tính toán đến các yếu tố tác động vào nó. Quan điểm có thể mỗi người một khác, tuy nhiên với chúng tôi: “Người sử dụng không gian chính là trọng tâm”.

Hiểu về tiêu chuẩn và UX để có thể xem như bước ban đầu lên kế hoạch cho việc thiết kế nội thất. Đây có thể xem là điều kiện bắt buộc để có thể tổ chức ra một layout đảm bảo tính khoa học và phù hợp với người sử dụng. Đây cũng là yếu tố tối quan trọng của việc đạt được cân bằng giữa giá trị thẩm mỹ và công năng.

Hiểu về tiêu chuẩn và UX để có thể xem như bước ban đầu lên kế hoạch cho việc thiết kế nội thất.
Hiểu về tiêu chuẩn và UX để có thể xem như bước ban đầu lên kế hoạch cho việc thiết kế nội thất.

 

4. Làm thế nào xác định được UX?

Trong thiết kế nội thất, một trong những yếu tố cân não chúng ta thường hay tự vấn bản thân đó là: UX có đóng vai trò quan trọng trong ‘hình thức và chức năng’ của Thiết kế Nội thất?

Câu trả lời là: Rất quan trọng. Một không gian trống thường không gắn với khái niệm về UX cho đến khi không gian được xác định chức năng của nó.

Ví dụ: Chúng tôi nhận đề bài từ phía khách hàng là thiết kế một văn phòng, trong đó có bộ phận telesale. Điều trước tiên chúng tôi quan tâm và xác định rõ đó là bộ phận telesale cần có một không gian riêng biệt, đủ cách âm nhưng dễ dàng kết nối với tổng thể chung. Tiếp đến, chúng tôi mới bàn đến form và shape của không gian này. Màu sắc cũng như bố cục chi tiết sau đó mới được tính đến và hệ thống xuyên suốt.

Việc xác định UX cụ thể của một đối tượng cần nhiều hơn trải nghiệm sử dụng thực tế của một người. Nó đòi hỏi nhiều nghiên cứu, thấu hiểu của một tập thể. Thậm chí có những thông tin bạn bắt buộc phải xin tham vấn từ phía chủ đầu tư. Bởi đơn giản không gian bạn thiết kế ra, nó đẹp, văn minh nhưng vẫn phục vụ người sử dụng và gia tăng trải nghiệm thú vị cho họ. Khi đó, họ nhận ra rằng, chúng ta có quan tâm đến UX.

Văn phòng thiết kế đơn giản
Văn phòng thiết kế đơn giản

 

Tóm lại, UX xuất hiện mọi nơi trong thiết kế nội thất và nó tác động trực tiếp tới đời sống chúng ta mỗi ngày. Đó cũng chính là lý do tại sao chúng tôi vẫn thường nói với tập thể mình rằng: “Hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng để tư duy về không gian”. Thậm chí khi tư vấn, hãy hỏi họ xem thói quen sinh hoạt của họ thế nào, bằng việc yêu cầu họ mô tả về các hoạt động trong không gian chuẩn bị thiết kế.

Thiết kế nội thất có một chút khác biệt với các sản phẩm thời trang, đồ họa và thiết kế tương tác. Với những sản phẩm của các lĩnh vực kia, chúng ta có thể ngắm nhìn, có thể cầm trên tay, có thể đeo lên người hay đặt lên bàn…. Nhưng đối với nội thất (hoặc kiến trúc), chúng ta phải ĐI VÀOTRẢI NGHIỆM nó.

4.7/5 - (3 bình chọn)
Please follow and like us:
Pin Share

Leave a comment