Thiết kế văn phòng coworking đang được quan tâm bởi nhu cầu sử dụng loại hình văn phòng này đang có xu hướng tăng tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.
Không gian làm việc chia sẻ coworking đang trở thành “hiện tượng toàn cầu”, xuất hiện tại các thành phố lớn với tốc độ tăng trưởng 24,2% hằng năm. Theo dự đoán, đến năm 2022 sẽ có tới 5.1 triệu người làm việc tại các văn phòng coworking, những không gian chia sẻ, kết nối con người. (Coworker.com)
Theo Wikipedia và từ điển Oxford, Coworking là nơi làm việc mà ở đó bao gồm nhân việc của các công ty, freelancer (những người làm việc tự do) cùng sử dụng chung một không gian làm việc. Họ cùng nhau chia sẻ các tài nguyên cơ sở hạ tầng như thiết bị, tiện ích, dịch vụ… Đây là một giải pháp mới và là xu hướng trong sự phát triển của nền kinh tế chia sẻ như hiện nay. Sử dụng coworking giúp doanh nghiệp tiết kiệm một phần chi phí đáng kể khi có thể chia sẻ và sử dụng chung các tiện ích và cơ sở vật chất.
Từ góc nhìn của nhà văn Gail Palethorpe định nghĩa về coworking khác biệt hơn một chút. Bà cho rằng, coworking là nơi bạn có thể thư thả nhâm nhi ly cà phê espresso, chợp mắt ngẫu hứng trên võng, đánh gục đối tác bằng một ván bóng bàn hoặc tập trung công việc của riêng bạn. Coworking là một phương thức làm việc mới, với quyền tự do lựa chọn không gian mà bạn muốn làm việc. Đồng thời theo Jamie Orr, người sáng lập Phòng thí nghiệm Núi Tahoe, tại coworking chúng ta xây dựng được một cộng đồng, tìm kiếm được những người đồng hành mới, nơi kết nối bạn với những đồng nghiệp chuyên nghiệp.
Còn DPLUS quan niệm, Coworking hay văn phòng chia sẻ, là một mô hình văn phòng mới dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), doanh nghiệp start up, những người làm việc tự do (Freelancers)… cùng sử dụng chung một không gian làm việc, cơ sở vật chất, tiện ích trong không gian đó. Với DPLUS, coworking hơn cả một văn phòng, đó là nơi kết nối và mọi người cùng nhau chia sẻ kiến thức, sự thoải mái và cảm hứng.
Xu hướng thiết kế văn phòng 2021 tập trung hướng đến trải nghiệm người dùng. Không gian làm việc vừa cần mở, linh hoạt để tăng tính tương tác vừa cần đảm bảo sự riêng tư nhất định cho người sử dụng. Trong khi đó, văn phòng chia sẻ thường được thiết kế mở và đa dạng không gian để đáp ứng những nhu cầu khác nhau của nhiều đối tượng sử dụng. Có khu làm việc tập trung, khu làm việc cá nhân, think tank, pantry, armchair… đa dạng để người sử dụng có thể lựa chọn.
Vì vậy, coworking đang trở thành lựa chọn của nhiều tổ chức, doanh nghiệp hiện nay.
“Tại một thị trường mà đến 90% doanh nghiệp được xếp vào loại vừa và nhỏ (SMEs) và hơn 30% là dân số trẻ (dưới 34 tuổi), thì môi trường làm việc chung chính là giải pháp lý tưởng cho các startup và doanh nghiệp vừa và nhỏ.” – Ông Chris Edwards – General Manager, Kafnu chia sẻ trên kênh Vietcetera. Theo đó, nhu cầu sử dụng văn phòng cao, Việt Nam là thị trường tiềm năng để phát triển mô hình văn phòng coworking.
Ngày nay, giới trẻ yêu thích sự tự do vì thế có xu hướng chọn làm việc như những freelancers. Số lượng freelancers ngày càng nhiều và tăng tỉ lệ thuận với nhu cầu về sử dụng coworking để làm việc.
Ngoài ra, trong hai năm gần đây, do tác động của dịch COVID-19, mô hình văn phòng này được dự đoán phát triển mạnh mẽ trong và hậu COVID. Sẽ có nhiều công ty, doanh nghiệp hơn chọn làm việc từ xa vì vậy, coworking là lựa chọn hàng đầu cho cá nhân vừa có không gian làm việc, vừa có không gian thư giãn.
Một điểm hoàn toàn khác của văn phòng coworking so với những mô hình khác là tệp khách hàng. Những mô hình văn phòng khác được thiết kế, “customise” theo đặc điểm riêng biệt của từng doanh nghiệp để phù hợp với văn hóa, ngành nghề… Trong khi đó, coworking giống như một “quốc gia đa sắc tộc”, nơi có các ngành nghề khác nhau, văn hoá của nhiều doanh nghiệp; có cá tính, sở thích của nhiều cá nhân.
Để thiết kế một không gian văn phòng coworking thu hút người dùng trước tiên cần tìm hiểu, nghiên cứu về họ (họ là ai, nhu cầu, sở thích…)
Ngoài không gian làm việc, văn phòng coworking cần thiết kế thêm những không gian chức năng khác như khu cafe, khu giải trí… để người sử dụng có thể thư giãn, cân bằng lại sau giờ làm việc.
Coworking đặc biệt thu hút người dùng bởi tính linh hoạt. Đồ rời như vách, kính… thường được sử dụng để phân chia không gian thay vì tường để có thể linh hoạt thay đổi kích thước không gian tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng. Tính linh hoạt còn thể hiện qua việc người dùng có thể lựa chọn vị trí làm việc mà mình yêu thích, nâng cao tập trung, hiệu quả làm việc.
Văn phòng Coworking thường được thiết kế mở để tăng sự tương tác, tuy nhiên vẫn cần những không gian riêng tư dành cho những cuộc họp, thảo luận. Để thiết kế một không gian như vậy, chúng ta cần xác định rõ những mong muốn đối với văn phòng coworking.
“Chúng tôi kiến tạo không gian nơi đối thoại nuôi dưỡng ý tưởng mới, giá trị tạo nên sự thay đổi, tiềm năng chuyển hóa thành sự phát triển”. – Toong
Bạn có thể xem thêm về dự án Toong at the Oxygen, Toong Samsenthai
Trong bài viết chúng tôi đã chia sẻ với bạn những tổng hợp của mình về thiết kế văn phòng coworking: định nghĩa, những lợi ích và một số lưu ý khi thiết kế. Nếu có thắc mắc hoặc mong muốn tư vấn thiết kế, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn miễn phí!