Thiết kế đồ hoạ môi trường là một trong 9 phân loại của thiết kế đồ hoạ và là một trong những phần giúp tạo nên thiết kế môi trường – environmental design. Thiết kế đồ hoạ môi trường giúp kết nối trực quan con người với các địa điểm giúp nâng cao trải nghiệm và khiến không gian trở nên thú vị, nhiều thông tin và điều hướng hơn.
Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ cụ thể về thiết kế đồ hoạ môi trường, lợi ích của nó trong việc ứng dụng thiết kế nội thất.
Như đã chia sẻ trong bài trước, Environmental Design (ED) bao gồm nhiều phần khác nhau như kiến trúc, nội thất, kiến trúc cảnh quan… và EGD là một phần trong đó.
Thiết kế đồ hoạ môi trường hay thiết kế đồ hoạ trải nghiệm, được kết hợp với các ngành nghề khác như kiến trúc, nội thất… để tạo ra một không gian vật lý mà mọi người có thể kết nối với nhau. Trong mỗi thiết kế EGD để có một câu chuyện khác nhau để mang đến trải nghiệm ấn tượng, nhiều cảm xúc cho người dùng, những người đang trải nghiệm không gian
EGD không đơn thuần là bố trí không gian, sắp xếp những bức tranh, màu sắc… lên tường. Mục đích chính của thiết kế đồ hoạ là tạo ra một không gian sống động, có tính tương tác và kết nối giữa người với người và giữa con người với không gian.
Environmental Graphic Design đang có những tác động tích cực đến trải nghiệm của người dùng. Báo cáo về chỉ số trải nghiệm gần đây của Gensler nghiên cứu trên 4000 người tại Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng những không gian đẹp, độc đáo sẽ kích thích người dùng thường xuyên check-in và đăng tải lên các nền tảng mạng xã hội.
Thiết kế đồ hoạ được vận dụng nhiều trong các lĩnh vực khác nhau và thiết kế nội thất không ngoại lệ, đặc biệt là những thiết kế nội thất được đặt trong tổng thể của thiết kế môi trường vì EGD mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho những thiết kế.
Văn hoá doanh nghiệp được trực quan hoá bằng hình ảnh, màu sắc, chữ viết… và được thể hiện trên các diện tường, kính, đồ nội thất… Một cách truyền tải văn hoá trực tiếp và “mưa dầm thấm lâu” mà doanh nghiệp nên sử dụng để nhân viên có thể cảm nhận về văn hoá của mình.
Những yếu tố trong nhận diện thương hiệu như màu sắc, hoạ tiết… của doanh nghiệp được đưa vào trong thiết kế nội thất ngày một phổ biến. Màu sắc chủ đạo của không gian làm việc thường được thiết kế theo màu nhận diện thương hiệu hoặc ngành nghề hoạt động.
Graphic giúp truyền cảm hứng thông qua những typo, hình ảnh mang tính cổ vũ, truyền động lực. Đây là dạng graphic thường được sử dụng trong doanh nghiệp để kích thích cảm hứng cho nhân viên.
Wayfinding systems là hệ thống chỉ dẫn giúp người dùng xác định được vị trí hiện tại và hướng đi tiếp theo. Wayfinding systems được ứng dụng nhiều trong thiết kế nội thất. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những thiết kế như vậy ở trung tâm thương mại , bệnh viện, trường học, văn phòng…
Tạo cho văn phòng của bạn diện mạo của một phòng trưng bày hay phòng triển lãm cũng là một ý tưởng không tồi, mang đến trải nghiệm mới lạ cho người dùng.
Thiết kế này giúp tăng trải nghiệm người dùng một cách vượt bậc khi tập trung vào sự tương tác của con người với không gian vật lý. Nếu những loại EGD trên chỉ tương tác với người dùng qua thị giác thì Interactive experience giúp không gian và con người có thể tương tác qua xúc giác.
Thường được thiết kế và lắp đặt tại các địa điểm công cộng để tái hiện một bối cảnh lịch sử, một biểu tượng đặc trưng của nơi đặt để thiết kế đó. Public Installation thường ở dạng tượng đài, đài tưởng niệm, tác phẩm nghệ thuật…
Là dạng thiết kế sử dụng thông tin để kết nối con người với không gian. Placemaking and identity giúp con người phân biệt địa điểm này với địa điểm khác, tạo cảm giác rằng “bạn đang ở đây”. Placemaking and identity thường được ứng dụng cùng với wayfinding systems để chỉ dẫn cho người dùng.
Thiết kế đồ hoạ môi trường ngày càng được ứng dụng nhiều trong thiết kế nội thất cũng như thiết kế môi trường. Environmental Graphic Design giúp hoàn thiện những thiết kế nội thất, tăng hiệu quả trải nghiệm người dùng, tăng nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp.