Phong cách Zen mang tính thiền vào thiết nội thất, tạo cho không gian vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng và cảm giác an bình, yên tĩnh. Đối với không gian làm việc, phong cách zen hay tính thiền cũng là lựa chọn phù hợp cho thiết kế nội thất văn phòng hay không gian trưng bày bởi sự tác động tích cực của chúng đến sự tập trung của con người. 

1. Tính thiền trong thiết kế nội thất 

1.1. Thiền là gì?

Wikipedia: Trong Phật giáo, “thiền là sự kết hợp giữa thân thể và ý niệm trong thời gian – không gian hiện tại để nhận biết sự vật, hiện tượng và ý niệm. Thiền là để tĩnh tâm, gạt bỏ mọi tạp niệm để nhận thức bản ngã và thế giới xung quanh một cách đúng đắn, sáng suốt nhất.”

Trong yoga, thiền được coi là Dhyana có nghĩa là dòng chảy của tâm trí – trạng thái tinh khiết và tập trung cao độ khi tâm trí xuôi chảy không bị cản trở. 

Như vậy, có thể hiểu thiền (meditation) là khoảnh khắc dành riêng cho tỉnh thức và sự tĩnh lặng. Khi thiền định, tâm thức an trú trong hiện tại để cảm nhận dòng chảy an yên, mang lại sự hợp nhất giữa thân và tâm. Tức là hướng sự chú ý của con người vào thực tại, lắng nghe và cảm nhận chính giây phút này bằng toàn bộ giác quan.

1.2. Tại sao nên đưa thiền vào thiết kế nội thất không gian làm việc?

Dù đứng trên góc nhìn nào, quan điểm nào, thiền định đều tác động đến khả năng tập trung của con người. 

  • Đối với văn phòng, đây là điều quan trọng ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả công việc.
  • Đối với không gian trưng bày, khi người xem tập trung cho thực tại, họ sẽ cảm được nhiều nhất có thể về sản phẩm được trưng bày, về câu chuyện mà người nghệ sĩ muốn gửi gắm.

Thiền định hướng con người tập trung vào hiện tại – thiết kế hướng con người đến không gian. Khi mang tính thiền vào các thiết kế không gian làm việc thì không gian chính là “hiện tại”, tỉnh thức lúc này dành trọn cho không gian bạn đang thuộc về.

Loại bỏ những thứ rườm rà để không gian tinh gọn, kích thích sự tập trung
Loại bỏ những thứ rườm rà để không gian tinh gọn, kích thích sự tập trung

2. Phong cách thiết kế Zen

Phong cách thiết kế Zen là sự kết hợp giữa phong cách nội thất truyền thống Nhật Bản cùng phong cách thiết kế tối giản (minimal), dẫn dắt yếu tố tự nhiên vào trong không gian một cách khéo léo. Những không gian Zen mang vẻ thanh lịch truyền cảm hứng về một lối sống tối giản, gần gũi với thiên nhiên. 

Tính chất

# Tối giản

Zen loại bỏ hoàn toàn những chướng ngại vật, những thứ rườm rà để không gian tinh khiết, nâng sự đơn giản thành nghệ thuật. Một không gian Zen có nghĩa là thư giãn, chiêm nghiệm, cần bằng thị giác và hấp dẫn. Vậy nên không gian cần được tiết chế, giảm bớt lượng hình ảnh mà con người cần tiếp nhận để tập trung hơn vào hơi thở, vào bản thân – tính thiền trong không gian. 

Không gian tối giản và mang tính thiền định
Không gian tối giản và mang tính thiền định

# Sự mở mang, không giới hạn

Trong thiền định, người ta nói nhiều tới vòng tròn enso, vòng tròn không khép kín chứa đựng sự thinh lặng, không tâm không suy bất cứ điều gì. Chúng ta không cưỡng cầu để có một vòng tròn đầy đặn bởi chính nó đã là sự hoàn hảo, không gò bó, không giới hạn.

Ứng dụng trong thiết kế nội thất, sự không khép kín hay chính là sự mở mang đến tận cùng của tư duy, cảm nhận của con người về không gian.

Vòng tròn Enso có thể trở thành cảm hứng cho những họa tiết trong thiết kế nội thất, giúp tạo ra những không gian mà ở đó trí tưởng tượng được tự do.

Vòng tròn enso trong thiền định
Vòng tròn enso trong thiền định

Đặc điểm

# Ánh sáng

Ánh sáng là yếu tố quan trọng trong thiết kế nội thất Zen. Vượt trên công năng thông thường, sự chiếu sáng trong những không gian Zen được coi là nghệ thuật. Những thiết kế Zen luôn ưu tiên ánh sáng tự nhiên, nguồn sáng mang lại những lợi ích cho sức khỏe và cảm giác an yên, trong lành. 

# Màu sắc

Phong cách Zen sử dụng những màu trung tính, nhẹ nhàng, không dùng quá nhiều màu sắc trong cùng không gian để tránh rối mắt, mất tập trung và đúng với tinh thần tối giản. Một số màu sắc có thể kể đến như trắng, màu be, nâu ấm… Để tạo thêm điểm nhấn cho không gian chúng ta có thể sử dụng một số màu sắc khác như màu hổ phách, cam sậm, xanh navy… hoặc những màu sắc của thiên nhiên

Những màu sắc thường dùng trong không gian zen
Những màu sắc thường dùng trong không gian zen

Việc kết hợp và sử dụng màu sắc trong phong cách zen giúp mang lại cảm giác thư thái, khiến con người trở nên điềm tĩnh, ôn hòa, hơn thế, có thể vận dụng trí tưởng tượng và sáng tạo tốt hơn.

# Vật liệu

Gỗ, tre… là những vật liệu dễ dàng mang lại cảm giác tự nhiên. Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng nhiều, chẳng hạn sàn gỗ màu nâu sậm hoặc đen tạo cho không gian vẻ thanh lịch, sang trọng. Một vẻ đẹp cuốn hút đến từ sự đơn giản, tự nhiên. 

Các loại vải tự nhiên như cotton, linen cũng là một lựa chọn để mang đến một không gian nhẹ nhàng, tinh tế, tạo cho người dùng cảm giác thư thái thoải mái.

Vật liệu tự nhiên được sử dụng nhiều trong các thiết kế Zen
Vật liệu tự nhiên được sử dụng nhiều trong các thiết kế Zen

# Sự yên bình mang lại từ thiên nhiên

Mang tính thiền định vào không gian cũng chính là mang thiên nhiên gần hơn với con người. Khi con người chạm tới thiên nhiên, cảm thức dễ dàng đạt trạng thái trung dung, thư thái, an yên. Nội thất thiền truyền tải tới không gian kiến trúc sự tinh tế, hòa nhịp với thiên nhiên – một không gian mở không giới hạn. 

3. Ứng dụng tính thiền trong thiết kế không gian làm việc tại Việt Nam

Theo quan điểm của chúng tôi, để ứng dụng tính thiền trong thiết kế nội thất có thể sử dụng một trong hai cách sau:

  • Sử dụng phong cách Zen 
  • Kết hợp tính thiền cùng các phong cách thiết kế khác

Cách 1: Sử dụng phong cách thiết kế Zen 

Từ những phân tích ở trên, có thể nói, phương pháp này phù hợp để áp dụng đối với các doanh nghiệp Nhật Bản hoặc những doanh nghiệp theo đuổi văn hóa Nhật Bản. 

Không gian làm việc được thiết kế theo phong cách zen
Không gian làm việc được thiết kế theo phong cách zen

Để có cái nhìn cụ thể, bạn có thể tìm hiểu thêm về 10+ mẫu văn phòng được thiết kế theo phong cách zen tại đây

Cách 2: Kết hợp các phong cách thiết kế khác cùng tính thiền trong thiết kế nội thất

Trong bài viết này, DPLUS sẽ tập trung phân tích cách ứng dụng thứ hai bởi phương pháp này sẽ phù hợp với phần lớn doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam. 

Để dễ dàng hình dung, chúng tôi sẽ phân tích một ví dụ, một dự án chúng tôi đang thiết kế. Một không gian trưng bày các sản phẩm gốm sứ (thiên về đồ tâm linh) tại một làng gốm nổi tiếng. Gốm sứ gắn liền với văn hoá lâu đời của người Việt nên chúng tôi chọn phong cách đương đại để thể hiện những đặc trưng trong nền văn hoá này. Thêm vào đó, thiết kế cũng chú trọng vào việc làm nổi bật tính thiền để tạo cảm giác về một không gian trầm mặc, nhẹ nhàng. 

Tính thiền và tối giản

Không gian được thiết kế tối giản để mọi sự tập trung hướng tới các sản phẩm được trưng bày thay vì các chi tiết khác của không gian.

  • Màu sắc: Màu trắng của hệ tường, màu đen xám của sàn nhà và màu nâu của gỗ cho hệ trần của toàn bộ không gian. Những màu trung tính này luôn được sử dụng trong các thiết kế mang tính tối giản. 
Màu sắc trung tính thể hiện tính tối giản trong thiết kế
Màu sắc trung tính thể hiện tính tối giản trong thiết kế
  • Vật liệu: Những yếu tố thiên nhiên được dẫn dắt vào không gian thông qua việc sử dụng vật liệu tự nhiên như gỗ, đá. 

– Gỗ được sử dụng cho toàn bộ hệ trần và kệ được làm từ gỗ với màu nâu sậm tạo cảm giác gần gũi, gợi về hình ảnh của những ngôi nhà Việt xưa. 

– Phần sàn đá kết nối phần không gian của tự nhiên phía ngoài và phần không gian trưng bày bên trong, độc đáo bởi nét mộc mạc. 

Vật liệu tự nhiên được sử dụng phần lớn trong không gian
Vật liệu tự nhiên được sử dụng phần lớn trong không gian
  • Ánh sáng: 

– Sử dụng ánh sáng có trong dải nhiệt độ màu warm từ 2000k – 3000k, hoà cùng màu của gỗ và bê tông, tạo cảm giác ấm áp, nhẹ nhàng.

– Hệ đèn downlight chiếu vào vật trưng bày từ nhiều hướng tạo những bóng nghiêng, thêm vào sự thanh tịnh của không gian nét trầm mặc, tĩnh lặng.  

– Tận dụng lợi thế về mặt tiền rộng, chúng tôi sử dụng diện kính lớn để đưa ánh sáng tự nhiên vào không gian. Như đã nói, ánh sáng tự nhiên là một yếu tố quan trọng giúp con người tập trung, dễ dàng thả lỏng và tận hưởng một không gian thiền định. 

Ánh sáng tự nhiên được đưa vào không gian
Ánh sáng tự nhiên được đưa vào không gian

Tính đương đại

Chính đặc điểm linh hoạt của mình mà đương đại là phong cách phù hợp được lựa chọn để tạo nên một không gian vừa thể hiện được văn hoá Việt Nam vừa mang lại cảm giác thiền định. 

  • Màu sắc: Trên nền màu trung tính, tối giản, chúng tôi sử dụng cặp màu cam, đỏ cho một vài chi tiết như cánh cửa, diện tường tại sảnh như những điểm nhấn (đặc trưng của phong cách đương đại). 
  • Những mảng cong đan xen vào không gian được thiết kế nhằm điều hướng người dùng và phần lớn diện tường tại không gian được trát thô để lộ vết những sần giúp ta liên tưởng tới hình ảnh vách đất – cách xây dựng cũ của những ngôi nhà Bắc Bộ. 
Tái hiện hình ảnh vách đất trong những ngôi nhà Bắc Bộ xưa
Tái hiện hình ảnh vách đất trong những ngôi nhà Bắc Bộ xưa

Dùng ngôn ngữ của đương đại và thiền định kể câu chuyện văn hoá. Một thiết kế đẹp không nằm ở sự hào nhoáng mà cần làm nổi bật được chủ thể. Trong dự án này, đối tượng chính cần được nổi bật là các sản phẩm gốm sứ thể hiện nét đẹp trong văn hoá thờ tự của Việt Nam. Từ màu sắc, chi tiết, chất cảm… đều được thiết kế để người trải nghiệm có thể niệm (tập trung vào hiện tại), cảm nhận vẻ đẹp của từng tác phẩm. Đó là lý do mà chúng tôi chọn phong cách đương đại kết hợp cùng tính thiền để thiết kế không gian này. 

Kết luận

Những thiết kế mang tính thiền định là điều cần thiết giúp con người cân bằng, đạt được trạng thái trung dung trong nhịp sống hối hả nơi làm việc. Trong những thiết kế nội thất, để mang lại cảm giác về thiền định, không gian sẽ được thiết kế theo lối tối giản. Loại bỏ tất cả những yếu tố rườm rà, những chướng ngại vật để tạo không gian cho nguồn năng lượng tích cực được tự do luân chuyển.

Nguồn ảnh: DPLUS Việt Nam, Pinterest

4.9/5 - (10 bình chọn)
Please follow and like us:
Pin Share

Leave a comment