Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam đang ngày một rõ nét. Các nhà quản lý đang dần quan tâm hơn đến việc xây dựng văn hóa cho doanh nghiệp của mình. Đã có nhiều cách, phương pháp được các doanh nghiệp lựa chọn để truyền đạt cũng như truyền thông về văn hóa của mình. Trong đó, thiết kế không gian làm việc là một công cụ hữu hiệu trong truyền thông nội bộ về văn hóa.
Văn hóa phải được xây dựng, cảm nhận và phát triển từ chính những con người trong tập thể, doanh nghiệp đó.
1. Đặc điểm và vai trò của thiết kế môi trường (Environmental Design)
# Đặc điểm của thiết kế môi trường
- Bao gồm nhiều lĩnh vực
Thiết kế môi trường không phải là một lĩnh vực độc lập mà được cấu thành từ nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm kiến trúc, nội thất, kiến trúc cảnh quan, quy hoạch đô thị, thiết kế đồ hoạ môi trường… nhằm tạo ra một môi trường sống hoàn chỉnh, tối ưu cho con người.
- Luôn hướng tới con người và trải nghiệm của con người
Con người luôn là mục tiêu trong mọi thiết kế môi trường. Mọi thiết kế, khai thác đều tập trung đáp ứng nhu cầu người dùng.
- Phức tạp, đòi hỏi sự tìm hiểu và nghiên cứu tổng thể để thiết kế
Thiết kế môi trường không gói gọn trong một không gian nhất định mà đó là thiết kế toàn bộ mô trường sống của con người. Mỗi địa điểm, mỗi doanh nghiệp có những đặc thù riêng, vậy nên để thiết kế một không gian đáp ứng được đúng và đủ nhu cầu của con người cần sự nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng.
# Vai trò của thiết kế môi trường
- Tạo ra môi trường sống lý tưởng cho con người
Mục đích chính của thiết kế môi trường là tạo ra môi trường sống tiện nghi, thuận tiện, tối ưu trải nghiệm cho con người: quy hoạch những thành phố đáng sống, thiết kế một không gian làm việc tối ưu cả nội và ngoại thất…
- Kết hợp cùng nhiều lĩnh vực khác nhau như thiết kế nội thất, thiết kế đồ họa, kiến trúc… để tạo ra những không gian làm việc giúp cân bằng, giảm căng thẳng.
Trong lĩnh vực của mình, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến sự kết hợp giữa thiết kế nội thất, thiết kế đồ họa và thiết kế môi trường. Với sự kết hợp này, không gian sẽ được thiết kế một cách hiệu quả hơn bởi vận dụng được kiến thức đa ngành và mức độ thấu hiểu khách hàng cao hơn. Khi không gian được tạo nên bằng sự thấu hiểu đó sẽ là không gian tối ưu nhất, thỏa mãn được nhiều nhất có thể nhu cầu sử dụng của con người, từ đó giúp tăng năng suất lao động.
2. Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam
Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam là giá trị cốt lõi của thương hiệu, là yếu tố khác biệt bền vững của doanh nghiệp Việt.
“Đánh mất văn hóa nói chung và văn hóa doanh nghiệp nói riêng là đánh mất chính mình. Làm gì có tổn thất nào lớn hơn và khó khắc phục hơn là tổn thất đó. Ông bà mình đã từng nói rất đúng: Đánh mất niềm tin là mất tất cả. Văn hóa của doanh nghiệp cũng chính là niềm tin của khách hàng”
-Phát biểu của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Lễ công bố Ngày văn hóa doanh nghiệp Việt Nam (2016) –
Vai trò của văn hoá đối với sự phát triển của doanh nghiệp Việt nam
- Tạo nhận dạng riêng của doanh nghiệp
Văn hoá là những giá trị cốt lõi và riêng biệt của mỗi doanh nghiệp nên là những hình dung rõ rệt nhất về một doanh nghiệp.
- Truyền tải ý thức, giá trị của doanh nghiệp đến thành viên
Văn hóa phản ánh những giá trị, tinh thần, quy tắc… mà doanh nghiệp muốn xây dựng cho doanh nghiệp của mình. Vì vậy văn hoá có thể chi phối và ảnh hưởng tới ý thức, hành vi của con người trong một tập thể.
- Giúp gắn kết thành viên trong công ty
Khi ở trong một môi trường, nơi mà tất cả mọi người làm việc và hoạt động theo một nguyên tắc, thói quen và tinh thần chung sẽ tạo ra sự đồng nhất và gắn kết giữa các thành viên.
3. ED có đặc điểm gì phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp Việt Nam?
Không gian làm việc là hình ảnh đầy đủ nhất về một doanh nghiệp. Đây là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động của một công ty, thể hiện được phong cách, cá tính và văn hóa của từng doanh nghiệp.
Theo quan điểm của chúng tôi, thiết kế môi trường với những đặc điểm trên có thể tạo nên những không gian phản ảnh được văn hóa doanh nghiệp.
- Thiết kế môi trường được hoàn thiện bởi nhiều lĩnh vực khác nhau. Vậy nên một thiết kế môi trường thể hiện sự toàn diện, một thiết kế tổng thể, đáp ứng nhiều nhu cầu sử dụng, dễ dàng điều chỉnh theo đặc trưng của từng doanh nghiệp.
- Những thiết kế môi trường hướng đến con người theo cả hai chiều: đáp ứng và tác động. Không chỉ được thiết kế để đáp ứng nhiều nhất có thể nhu cầu của con người mà một dự án thiết kế môi trường còn tạo ra những không gian tương tác giữa con người và không gian. Văn hóa doanh nghiệp được đặt trong thiết kế và văn phòng trở thành công cụ truyền tải văn hóa doanh nghiệp đến người sử dụng không gian.
- Những thiết kế ED không hề đơn giản, đòi hỏi sự nghiên cứu có đầu tư của người thiết kế. Mỗi dự án, mỗi không gian và mỗi doanh nghiệp đều có những đặc điểm riêng. Nhiệm vụ của thiết kế môi trường là tạo ra những thiết kế sao cho làm nổi bật nhất những đặc điểm đó, vì thế cần sự đầu tư nghiên cứu về văn hóa, phong cách… của từng doanh nghiệp để tạo ra những thiết kế tối ưu và độc đáo.
Khi đặt thiết kế nội thất trong tổng thể thiết kế môi trường, văn hóa và working style của doanh nghiệp được định hình một cách sắc nét và toàn diện hơn. Lúc này, không gian làm việc không chỉ là nơi đến làm việc với bàn ghế, đèn, tủ… mà còn là nơi trải nghiệm, nơi doanh nghiệp thế hiện “cá tính” của mình thông qua từng chi tiết graphic, từng thiết bị nội thất được chọn…
Một doanh nghiệp với văn hóa hustle – transparency – creative, chúng tôi chọn Vietnamese transparency box concept để tạo ra một không gian làm việc sáng tạo. Không gian hoàn toàn mở giữa các bộ phận, phòng ban, thậm chí bàn làm việc của giám đốc cũng được đặt cùng nơi làm việc của nhân viên để thể hiện tính “transparent”, minh bạch và công khai trong quá trình làm việc.
Đây là thiết kế dành cho một doanh nghiệp trẻ, hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo nên không gian có nhiều điểm phá cách. Ví dụ như hành lang được thiết kế ziczac, các không gian chức năng dọc hành lang được twist tạo cảm giác không gian thắt – mở linh hoạt, khiến cho việc di chuyển trở thành một hành trình trải nghiệm.
Ở một không gian khác, đây là không gian văn phòng của một tập đoàn công nghệ, quy mô lớn hơn và hướng tới hình ảnh chuyên nghiệp, hiện đại và sang trọng. Những không gian riêng tư như phòng họp, phòng khánh tiết, phòng giám đốc được đặt tách biệt với không gian làm việc của nhân viên. Vì hướng tới một hình ảnh sang trọng nên da, gỗ tự nhiên là chất liệu được lựa chọn cho đồ nội thất ở đây.
Thiết kế môi trường cùng thiết kế nội thất tạo nên những không gian và doanh nghiệp cần một “người kể chuyện” để kể cho bất cứ ai khi đến với không gian này nghe về câu chuyện văn hóa của họ.