04 nguyên lý thiết kế áp dụng cho trường mầm non

Môi trường lớp học là một trong những yếu tố chính tối đa hóa trải nghiệm học tập của trẻ. Bằng cách áp dụng các nguyên lý thiết kế trường mầm non vào trong không gian học tập sẽ mang đến một lớp học thu hút và truyền cảm hứng học tập cho trẻ. Các nguyên tắc thiết kế chúng tôi giới thiệu dưới đây khi được kết hợp hài hòa với nhau sẽ giúp nâng cao môi trường học tập cho trẻ.

1. Nguyên lý 01:  Thiết kế trường mầm non trực quan thu hút trẻ em 

Đối với trẻ trong độ tuổi mẫu giáo còn chưa hiểu hết về thế giới xung quanh mình cần sự hướng dẫn của phụ huynh và giáo viên. Vì vậy, trường học nên thiết kế các hướng dẫn một cách trực quan, dễ hiểu, gợi sự vui vẻ, hướng vào nhiệm vụ nhận thức, hành động cho trẻ. Dưới đây là một số cách thiết kế trực quan cho lớp học:

  • Kết hợp thiết kế đồ hoạ môi trường – Environmental Graphic Design (EGD): Thiết kế đồ họa môi trường hay thiết kế đồ họa trải nghiệm trong trường mầm non sẽ giúp kết nối trực quan trẻ với không gian để nâng cao trải nghiệm với môi trường xung quanh. Cách thiết kế này khiến không gian trở nên thú vị hơn, cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho trẻ và dễ dàng điều hướng trẻ tương tác với không gian

Ví dụ: Trường mầm non Green Land đã thiết kế không gian như một đại dương – nơi trẻ em có thể đắm chìm vào không gian thủy cung mô phỏng. Những mô hình thiết kế trẻ đều có thể tương tác trực tiếp để gia tăng trải nghiệm của mình từ: trần nhà như những gợn sóng, mô hình cá được treo khắp không gian, cửa sổ như những bọt biển,…và khám phá về thế giới đại dương. 

Trường mầm non Green Land với thiết kế sinh động
Trường mầm non Green Land với thiết kế sinh động
Những hình ảnh trực quan giúp bé kết nối trải nghiệm không gian 
Những hình ảnh trực quan giúp bé kết nối trải nghiệm không gian
  • Các ký hiệu dễ hiểu: Ứng dụng những biểu tượng vào thiết kế trường mầm non như một hệ thống chỉ dẫn xác định đúng khu vực chức năng và các hoạt động được cho phép thực hiện trong khu vực đó. Điều này có thể hỗ trợ giáo viên quản lí học sinh và hình thành tính kỷ luật ở trẻ. 

Ví dụ: Các biển báo, ký hiệu hướng dẫn lối đi, cửa nhà vệ sinh, khu vực học tập,…

Các biển báo biểu tượng giúp bé dễ xác định khu vực chức năng
Các biển báo biểu tượng giúp bé dễ xác định khu vực chức năng

2. Nguyên lý 02: Thiết kế tập trung, không dàn trải

Trẻ em trong độ tuổi mầm non thường hiếu động và có xu hướng dễ bị phân tâm bởi các hình ảnh, màu sắc xung quanh. Khi thiết kế trường mầm non, bạn đừng nên nhồi nhét quá nhiều chi tiết vào thiết kế cũng như nhiều màu sắc khác nhau sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình học tập của trẻ. Thay vào đó, chúng ta chỉ nên tập trung thiết kế các điểm nhấn, các khu vực học tập tương tác quan trọng của trẻ em. Ví dụ như khu vực học tập, khu vực hoạt động thực hành cần được chú ý để thu hút trẻ tích cực tham gia vào môi trường.

Những hình ảnh họa tiết nổi bật sẽ làm điểm nhấn cho không gian thêm sinh động
Những hình ảnh họa tiết nổi bật sẽ làm điểm nhấn cho không gian thêm sinh động
Khu vực học tập đảm bảo đủ giáo cụ cho học sinh
Khu vực học tập đảm bảo đủ giáo cụ cho học sinh

Một mẹo nhỏ để làm cho thiết kế trường mẫu giáo của bạn trở nên nổi bật là trưng bày các tác phẩm trong quá trình học tập của trẻ. Những bức tranh, hình ảnh cắt dán này vừa dùng để trang trí, vừa khuyến khích trẻ phát huy khả năng sáng tạo của mình.

>> Xem thêm: 04 nhiệm vụ thiết kế trường mầm non

3. Nguyên lý 03: Thiết kế trường mầm non thu hút trẻ tập trung

Mọi thứ mà trẻ trải nghiệm thông qua các giác quan đều cung cấp cho trẻ một luồng thông tin liên tục được lưu trữ và phát triển cho bộ não. Khi lớn lên và phát triển, chúng sử dụng thông tin đó để xây dựng bức tranh về thế giới xung quanh. Ngay cả những điều đơn giản nhất cũng có thể giúp trẻ hiểu được thế giới nhỏ trẻ của mình. Vì thế các thiết kế trường học mang lại sự tương tác và chiều sâu về thị giác cũng như cung cấp cho trẻ em những trải nghiệm xúc giác trong một không gian học tập sống động là điều cần thiết. Các thiết kế mang đến chiều sâu về cảm giác sẽ ứng dụng các nguyên tắc bao gồm: 

  • Tương phản: Sự tương phản về màu sắc hay kích thước và hình dáng thường được áp dụng cho trẻ ở độ tuổi này. Điều này sẽ giúp đa dạng không gian và thích hợp cho việc kích hoạt khả năng sáng tạo của trẻ.
Nguyên lý thiết kế trường mầm non tương phản sẽ điều hướng hoạt động của trẻ như phân chia không gian
Trường mầm non có các hình ảnh dễ thương, ngộ nghĩnh
Thiết kế tương phản kết hợp với graphic dọc theo hành lang
Thiết kế tương phản kết hợp với graphic dọc theo hành lang
  • Trọng tâm: Thiết kế này có thể lấy một điểm làm trung tâm cho thiết kế tạo ra sự phân cấp thị giác tạo điểm nhấn gây chú ý cho người dùng. Ví dụ như cầu thang có hình xoắn ốc,…
Thiết kế trường mầm non hình xoắn ốc
Thiết kế trường mầm non hình xoắn ốc

 

4. Nguyên lý 04: Thiết kế trường mầm non kết hợp các yếu tố môi trường

Không gian học tập cũng cần quan tâm đến các yếu tố khác để đảm bảo chất lượng học tập và sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Ở độ tuổi này trẻ khá nhạy cảm với môi trường xung quanh và dễ phát sinh các mầm bệnh vì thế đảm bảo môi trường an toàn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non.

  • Ánh sáng: Học tập trong tình trạng thiếu sáng hoặc quá chói sẽ ảnh hưởng đến thị giác và năng suất học tập. Nhà trường cần xem xét kết hợp hài hòa giữa ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo để bé có thể có đầy đủ ánh sáng để sinh hoạt, một phần giúp cho đôi mắt còn yếu ớt của bé được phát triển tốt hơn
  • Không khí: Trẻ đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi không khí ô nhiễm. Nhiều chuyên gia cho rằng, việc thiếu độ ẩm cần thiết (45%-65%) trong môi trường không khí ít lưu thông gây ra các căn bệnh liên quan tới hô hấp khiến học sinh dễ bị bệnh và tỷ lệ nghỉ học gia tăng. Một môi trường được đầu tư và trang bị thiết bị lọc không khí và tạo độ ẩm lý tưởng chắc chắn sẽ là môi trường khiến các bậc phụ huynh tin tưởng giao phó con em mình theo học.
  • Cây xanh: Hệ thống cây xanh đóng vai trò quan trọng trong trường học để điều hòa không khí và trang trí cho không gian. Trẻ khi gần gũi cây xanh còn giúp hỗ trợ serotonin tăng sự miễn dịch cho trẻ.
Thiết kế không gian học tập thông thoáng đúng theo tiêu chuẩn thiết kế
Thiết kế không gian học tập thông thoáng đúng theo tiêu chuẩn thiết kế
Thiết kế trường mầm non đẹp nắm vai trò quan trọng để nâng cao khả năng tiếp thu học tập của trẻ
Thiết kế trường mầm non đẹp nắm vai trò quan trọng để nâng cao khả năng tiếp thu học tập của trẻ

Trên đây là các nguyên lý thiết kế trường mầm non mà các kiến trúc sư cần nắm rõ khi lên kế hoạch thiết kế trường học. Những nguyên lý này khi áp dụng vào thiết kế để đảm bảo mỹ quan và chất lượng không gian học tập tốt nhất cho trẻ.

5/5 - (1 bình chọn)
Please follow and like us:
Pin Share

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN