Trong các công trình công cộng thì trường mầm non được xây dựng ngày càng nhiều nhằm đáp ứng các nhu cầu giáo dục. Từ đó, nhiệm vụ thiết kế trường trường mầm non cũng được chú trọng để đáp ứng thẩm mĩ và chất lượng an toàn phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế. Hãy cùng DPLUS tìm hiểu thêm về các nhiệm vụ thiết kế trường mầm non dưới đây
Nhiệm vụ thiết kế trường mầm non là việc tạo ra lập ra kế hoạch triển khai các bản vẽ kỹ thuật trường mầm non, các đối tượng hoặc các mẫu thiết kế do đơn vị thiết kế cung cấp cho đến khi bàn giao cho khách hàng.
Từ đó, nhiệm vụ thiết kế trường mầm non mang đến những lợi ích như:
Vì vậy các chủ đầu tư nên lựa chọn cho mình một đơn vị thiết kế trường mầm non để thực hiện nguyên lý thiết kế chuẩn quy trình cho doanh nghiệp
Trước khi thiết kế đơn vị cần tìm hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, đối tượng sử dụng, hiện trạng mặt bằng, đặc điểm thiết kế để có những bản vẽ thiết kế cho phù hợp. Việc gặp gỡ khách hàng cũng sẽ giúp cho bạn lên ý tưởng thiết kế để truyền tải những thông điệp khách hàng mong muốn kết hợp cùng tiêu chuẩn thiết kế và kiến thức chuyên môn của mình.
Đây là bước đầu tiên của dự án bao gồm một phác thảo sơ bộ về mục đích, tầm nhìn của trường mầm non, yêu cầu của khách hàng, ý nghĩa thiết kế mà khách hàng muốn truyền tải. Từ đó, đơn vị thiết kế sẽ kết hợp với những ý tưởng và kinh nghiệm thiết kế của mình để đưa ra lời khuyên cho thiết kế trường mầm non sáng tạo. Nghiên cứu tốt sẽ cung cấp thông tin cho thiết kế và giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tài nguyên thời gian và tiền bạc.
Khảo sát mặt bằng khu đất đóng vai trò quan trọng khi thiết kế trường mầm non vì phải đáp ứng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3907 : 2011. Khu đất xây dựng trường mầm non phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Nếu có những thiếu sót không đáp ứng đúng yêu cầu thì đơn vị thiết kế kịp thời đưa ra những giải pháp cho mặt bằng thiết kế hiệu quả, an toàn khi đưa vào ứng dụng.
Khi tiến hành xong những bước trên thì bước tiếp theo là lên kế hoạch chi tiết, tỉ mỉ cho dự án để đảm bảo đúng quy trình và tiến độ thiết kế. Nhiệm vụ thiết kế sẽ bao gồm các công đoạn, quy mô, yêu cầu cho từng đội ngũ kỹ thuật phụ trách và giám sát.
Bản thiết kế mặt bằng trường mầm non bao gồm hai hạng mục chính:
Sau khi gửi bản đề xuất (Proposal) và bản thiết kế sơ bộ để chủ đầu tư phê duyệt và xem xét điều chỉnh cho phù hợp. Khi khách hàng có phản hồi về thiết kế, đơn vị thiết kế sẽ xem xét điều chỉnh cho phù hợp với thiết kế và tiêu chuẩn xây dựng để đảm bảo chất lượng và an toàn cho dự án.
Bản vẽ 2D và MEP là bản vẽ mô tả chi tiết kích thước, nguyên vật liệu, tỷ lệ nội thất cho đến các hệ thống kỹ thuật đều được thể hiện trong bản vẽ bao gồm:
Đối với hạng mục trường mầm non thì bản vẽ này đóng vai trò quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho sinh hoạt hàng ngày của các em.
Nếu bản vẽ 2D thể hiện chi tiết thiết kế thì bản vẽ 3D giúp khách hàng hình dung được tổng thể thiết kế một cách trực quan. Thông qua thiết kế 3D khách hàng có thể hình dung ra được màu sắc thiết kế, chất liệu, không gian, bố cục một cách thực tế nhất. Dựa vào đây khách hàng cũng sẽ trao đổi, chỉnh sửa trước khi đưa vào thi công.
Đây là bước cuối cùng của dự án, sau khi hoàn thành các nhiệm vụ thiết kế thì các bản vẽ sẽ được bàn giao đến tay khách hàng.
Các bản vẽ thiết kế phải đảm bảo đúng quy định như:
Trên đây là 04 bước thực hiện nhiệm vụ thiết kế trường mầm non mà nhà đầu tư nên tham khảo trước khi tiến hành dự án thiết kế. Bạn nên lựa chọn cho mình một đơn vị thiết kế uy tín, chuyên nghiệp cho dự án của mình được hoàn thiện tốt nhất.