Môi trường lớp học là một trong những yếu tố chính tối đa hóa trải nghiệm học tập của trẻ. Bằng cách áp dụng các nguyên lý thiết kế trường mầm non vào trong không gian học tập sẽ mang đến một lớp học thu hút và truyền cảm hứng học tập cho trẻ. Các nguyên tắc thiết kế chúng tôi giới thiệu dưới đây khi được kết hợp hài hòa với nhau sẽ giúp nâng cao môi trường học tập cho trẻ.
Đối với trẻ trong độ tuổi mẫu giáo còn chưa hiểu hết về thế giới xung quanh mình cần sự hướng dẫn của phụ huynh và giáo viên. Vì vậy, trường học nên thiết kế các hướng dẫn một cách trực quan, dễ hiểu, gợi sự vui vẻ, hướng vào nhiệm vụ nhận thức, hành động cho trẻ. Dưới đây là một số cách thiết kế trực quan cho lớp học:
Ví dụ: Trường mầm non Green Land đã thiết kế không gian như một đại dương – nơi trẻ em có thể đắm chìm vào không gian thủy cung mô phỏng. Những mô hình thiết kế trẻ đều có thể tương tác trực tiếp để gia tăng trải nghiệm của mình từ: trần nhà như những gợn sóng, mô hình cá được treo khắp không gian, cửa sổ như những bọt biển,…và khám phá về thế giới đại dương.
Ví dụ: Các biển báo, ký hiệu hướng dẫn lối đi, cửa nhà vệ sinh, khu vực học tập,…
Trẻ em trong độ tuổi mầm non thường hiếu động và có xu hướng dễ bị phân tâm bởi các hình ảnh, màu sắc xung quanh. Khi thiết kế trường mầm non, bạn đừng nên nhồi nhét quá nhiều chi tiết vào thiết kế cũng như nhiều màu sắc khác nhau sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình học tập của trẻ. Thay vào đó, chúng ta chỉ nên tập trung thiết kế các điểm nhấn, các khu vực học tập tương tác quan trọng của trẻ em. Ví dụ như khu vực học tập, khu vực hoạt động thực hành cần được chú ý để thu hút trẻ tích cực tham gia vào môi trường.
Một mẹo nhỏ để làm cho thiết kế trường mẫu giáo của bạn trở nên nổi bật là trưng bày các tác phẩm trong quá trình học tập của trẻ. Những bức tranh, hình ảnh cắt dán này vừa dùng để trang trí, vừa khuyến khích trẻ phát huy khả năng sáng tạo của mình.
>> Xem thêm: 04 nhiệm vụ thiết kế trường mầm non
Mọi thứ mà trẻ trải nghiệm thông qua các giác quan đều cung cấp cho trẻ một luồng thông tin liên tục được lưu trữ và phát triển cho bộ não. Khi lớn lên và phát triển, chúng sử dụng thông tin đó để xây dựng bức tranh về thế giới xung quanh. Ngay cả những điều đơn giản nhất cũng có thể giúp trẻ hiểu được thế giới nhỏ trẻ của mình. Vì thế các thiết kế trường học mang lại sự tương tác và chiều sâu về thị giác cũng như cung cấp cho trẻ em những trải nghiệm xúc giác trong một không gian học tập sống động là điều cần thiết. Các thiết kế mang đến chiều sâu về cảm giác sẽ ứng dụng các nguyên tắc bao gồm:
Không gian học tập cũng cần quan tâm đến các yếu tố khác để đảm bảo chất lượng học tập và sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Ở độ tuổi này trẻ khá nhạy cảm với môi trường xung quanh và dễ phát sinh các mầm bệnh vì thế đảm bảo môi trường an toàn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non.
Trên đây là các nguyên lý thiết kế trường mầm non mà các kiến trúc sư cần nắm rõ khi lên kế hoạch thiết kế trường học. Những nguyên lý này khi áp dụng vào thiết kế để đảm bảo mỹ quan và chất lượng không gian học tập tốt nhất cho trẻ.