04 bí quyết thiết kế trường tiểu học quốc tế thu hút

Học sinh có thể tìm thấy cảm hứng trong không gian trường học của mình ở bất cứ đâu là điều mà các nhà đầu tư quan tâm hiện nay. Lĩnh vực giáo dục càng phát triển nên các bậc phụ huynh cũng yêu cầu khắt khe hơn về lựa chọn môi trường học tập chuẩn quốc tế cho con em mình. Dựa theo đó nên dưới đây là một số bí quyết thiết kế trường tiểu học quốc tế mà các chuyên gia của chúng tôi gợi ý sẽ giúp ích cho thiết kế của bạn.

1. Những đặc điểm của đối tượng người dùng khi thiết kế trường tiểu học quốc tế

Điều đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu những đặc điểm đối tượng người dùng kiến trúc để có những thiết kế cho phù hợp với độ tuổi. Với độ tuổi tiểu học từ 6 – 11 tuổi trẻ bắt đầu khám phá thế giới và tri thức một cách chủ động. Nếu như ở bậc mầm non, hoạt động chủ yếu của trẻ là vui chơi, giải trí thì bước sang tiểu học các bé sẽ chuyển từ hoạt động vận động sang hoạt động học tập. Tuy nhiên, song song với việc học hành thì ở trẻ nhỏ còn diễn ra các hoạt động khác như: hoạt động lao động, hoạt động xã hội (tham gia vào các phong trào của đoàn, đội, trường học…). Các em cũng bắt đầu có những mối quan hệ mới nhu cầu tương tác với mọi người xung quanh cũng tăng lên.

Thế giới quan của bé cũng dần được hình thành, trẻ thu nạp kiến thức và xây dựng tư duy cá nhân nhận thức về môi trường xung quanh. Do đó, không gian không cần có quá nhiều sự kích thích, hấp dẫn mà tập trung tạo điều kiện cho trẻ có môi trường để khám phá thế giới của riêng mình. 

Đặc điểm của trẻ tiểu học
Đặc điểm của trẻ tiểu học
Thiết kế trường học phù hợp với đặc điểm của trẻ em
Thiết kế trường học phù hợp với đặc điểm của trẻ tiểu học

2. 04 bí quyết thiết kế trường tiểu học quốc tế tạo hứng thú học tập cho trẻ

#Mỗi không gian trường học là một câu chuyện

Thông thường ở độ tuổi này các bé còn nhút nhát, rụt rè… nhất là khi thời gian đầu đi học rất khó hòa nhập với môi trường mới. Thiết kế trường học theo chủ đề, lồng ghép các câu chuyện để mỗi ngày đến trường của bé là một ngày trong hành trình khám phá thế giới mới lạ và đầy lý thú giúp trẻ không còn sợ đến trường. Thông qua những thế giới mô phỏng bé có thể học hỏi thêm nhiều điều hay, xây dựng cho mình thế giới tưởng tượng và khám phá cơ hội tạo nên phiên bản thành công cho riêng mình. 

Ví dụ: Trường Tiểu học Our Lady of the Southern Cross tại Úc thiết kế nhiều khu vực cho trẻ lựa chọn cách học phù hợp với thế giới riêng của mình. Ngôi trường được chia ra thành 3 khu vực học tập chính: học tập cá nhân, học tập tương tác và học tập theo nhóm. Sảnh chính có một khu trò chơi riêng biệt phục vụ cho các hoạt động xúc giác và khu vực đọc sách phù hợp với những bé thích yên tĩnh. 

Trường Tiểu học Our Lady of the Southern Cross tại Úc thiết kế nhiều khu vực học tập
Trường Tiểu học Our Lady of the Southern Cross tại Úc thiết kế nhiều khu vực học tập
Không gian đọc sách yên tĩnh
Không gian đọc sách yên tĩnh
Thư viện của trường Dewey School do DPLUS thiết kế
Thư viện của trường Dewey School do DPLUS thiết kế

#Lựa chọn màu sắc

Đối với mẫu thiết kế trường tiểu học màu sắc cần kích thích giác quan, trẻ trung, tươi sáng giúp cho trẻ trở nên vui vẻ và phấn khởi với việc học tập; đồng thời kích thích khả năng sáng tạo và tập trung cao trong quá trình học. Tuy nhiên cần đặc biệt lưu ý giảm sắc độ màu để tránh mất tập trung nhưng vẫn phát huy trí tưởng tượng của trẻ. Tiêu chuẩn lựa chọn màu sắc trường tiểu học khác với những cấp học khác như:

  • Mầm non: Màu sắc tươi tắn, nhộn nhịp với những gam màu mạnh để thu hút trẻ và kích thích các giác quan. 
  • THCS, THPT: Đây là khoảng thời gian mà trẻ đang ở độ tuổi phát triển và thể chất, có khả năng tư duy học hỏi và tập trung rất cao. Vì thế, các gam màu trầm như xám hay trắng thể hiện sự trưởng thành hơn. Những màu sơn trường học này cũng giúp tăng khả năng tập trung; tạo nên không gian thoải mái, dễ chịu sau nhiều giờ học căng thẳng.
  • Đại học: Môi trường học tập ở các trường Cao đẳng, Đại học cần đến sự rộng rãi, thoải mái và diện tích lớn có các trang thiết bị hỗ trợ nên màu sơn tường thường nhẹ nhàng để tăng sự tập trung. Các gam màu nhấn như: cam, vàng, đỏ thể hiện sự nhiệt huyết giúp thúc đẩy tinh thần giao lưu và học tập – làm việc theo nhóm.
Đối với trường tiểu học màu sắc cần kích thích giác quan
Đối với trường tiểu học màu sắc cần kích thích giác quan
Màu sắc trường học cho phù hợp với từng lứa tuổi
Màu sắc trường học cho phù hợp với từng lứa tuổi

#Lựa chọn vật liệu 

Để góp phần xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, nguyên lý thiết kế trường tiểu học an toàn cũng cần phải chú ý đến vật liệu thiết kế từ nội thất đến các trang thiết bị đặc biệt là bàn ghế. 

  • Kích thước phù hợp với độ tuổi: Ngồi học bài sẽ chiếm phần lớn thời gian trong quá trình học của bé. Nếu bé ngồi học ở những chiếc bàn học sai kích thước sẽ làm tâm trạng căng thẳng ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Kích thước tiêu chuẩn của Bộ y tế cho tiểu học: Ghế cao 33cm, bàn cao 55cm (cỡ 3); hoặc ghế cao 38cm, bàn cao 61cm (cỡ 4).
  • Sử dụng module linh hoạt: Module cho các thiết kế trong trường học với mục đích mang đến sự tiện ích, linh hoạt hỗ trợ người dùng tối đa nhằm mang đến không gian học tập năng động. Cụm module được lắp ghép từ những bàn đơn có thiết kế thông minh, linh hoạt với kích thước mặt bàn được tính toán sao có thể sắp xếp thành nhiều dạng, nhiều bố cục khác nhau tuỳ vào mục đích sử dụng nhằm đáp ứng tối ưu không gian cho các trường học.
Thiết kế bàn học cho trẻ tiểu học
Thiết kế bàn học cho trẻ tiểu học

#Ứng dụng EGD trong thiết kế để tăng tương tác và giúp không gian sinh động

Thiết kế đồ hoạ môi trường – Environmental Graphic Design (EGD) được ứng dụng trong thiết kế trường tiểu học quốc tế để kết nối học sinh với môi trường học tập. Các tương tác vật lý trực quan của trẻ với môi trường giúp truyền tải thông điệp đến trẻ một cách tự nhiên nhất. Các em sẽ chủ động khám phá tham gia tích cực vào việc học và phát triển trí tưởng tượng của chúng. Một số thiết kế đồ họa môi trường được ứng dụng như:

  • Wayfinding – thiết kế hệ thống chỉ dẫn: Các điều hướng chỉ dẫn được dùng để hiển thị thông tin cho thấy các vị trí chẳng hạn như cột đăng hoặc mũi tên chỉ đường.
  • Interacting experience – thiết kế các điểm tương tác: Là những điểm chạm hoặc tác động vật lý mà người dùng có thể tác động trực tiếp. Những thiết kế này sẽ giúp gia tăng tương tác với không gian nhằm kích thích các giác quan và trí tò mò của các bạn. 

VD: Trường tiểu học OLDMELDRUM là trường ứng dụng EDG vào thiết kế cho học sinh tương tác với môi trường. Tại đây những thiết kế được khuyến khích tương tác và hòa nhập với không gian để các bạn phát huy giác quan của mình

Trường tiểu học OLDMELDRUM là trường ứng dụng EDG vào thiết kế 
Trường tiểu học OLDMELDRUM là trường ứng dụng EDG vào thiết kế
Học sinh có thể tương tác trực tiếp với không gian
Học sinh có thể tương tác trực tiếp với không gian

Các bí quyết thiết kế trường tiểu học quốc tế này bạn có thể tham khảo để ứng dụng vào các dự án thiết kế của mình. Điều quan trọng là không gian phải truyền cảm hứng cho học sinh và thu hút chúng

Đánh giá post
Please follow and like us:
Pin Share