Những mẫu thiết kế trường tiểu học ngày nay đều mang đến những giải pháp kiến trúc mới đảm bảo được công năng và thẩm mỹ cho một môi trường học tập hiện đại đầy đủ tiện nghi. Dưới đây là những mẫu thiết kế trường tiểu học đẹp được chúng tôi cập nhật mới nhất năm 2022:
1. Mẫu thiết kế trường tiểu học hiện đại
1.1 Thiết kế trường tiểu học tối ưu hóa diện tích
Với sự đô thị hóa nhanh chóng của các thành phố lớn, tốc độ chuyển đổi sử dụng đất tăng nhanh. Các thành phố lớn đang bị mất cân đối nghiêm trọng giữa khu vực nội thành, nơi mật độ dân cư có thể lên đến 44.000 người/km2. Vì thế các thiết kế trường tiểu học quốc tế được xây dựng tại các thành phố thường có mặt bằng diện tích rất nhỏ không đủ không gian chức năng phục vụ cho học sinh. Các kiến trúc sư cần đưa ra những giải pháp tối ưu hóa được diện tích học tập cho học sinh và đảm bảo đủ khối phòng giáo dục theo đúng tiêu chuẩn.
Một số trường học lựa chọn biện pháp thiết kế như những tòa nhà nhiều tầng để tối ưu diện tích và thêm cơ sở học tập cho học sinh, bố trí không gian khoa học cũng như sử dụng nội thất thông minh. Với nhiều ý tưởng sáng tạo, trường tiểu học Ningbo, Trung Quốc cũng lựa chọn cách xây dựng sân thượng như một sân chơi xanh cho học sinh. Đây là không gian thoáng mát nhưng vẫn đảm bảo cho các bạn có nơi giải trí sau giờ học.
1.2 Thiết kế trường tiểu học phong cách tối giản
Theo một nghiên cứu đánh giá năng suất học tập của các học sinh được xếp vào lớp học được trang trí đa dạng và một lớp học tối giản. Kết quả cho thấy những học sinh trong lớp học được trang trí không chỉ mất nhiều thời gian hơn phân tâm vào việc học mà còn có kết quả đánh giá thấp hơn so với các bạn trong phòng học được thiết kế tối giản.
Minimalist hay phong cách tối giản trong thiết kế có nghĩa là giảm thiểu các chi tiết không cần thiết trong không gian của mình (tranh, vật dụng, đồ nội thất…) mà không làm mất đi bản chất và mục đích chính.
Một số cách thiết kế lớp học theo phong cách tối giản như:
- Hạn chế chi tiết rườm rà, vật liệu không cần thiết
- Các tông màu trắng và xám là chủ đạo cho thiết kế
- Đồ nội thất nhỏ gọn, linh hoạt như bàn ghế có nhiều mô-đun
- Tích hợp công nghệ để hạn chế tài liệu giấy
- …
2. Mẫu thiết kế trường tiểu học thân thiện với môi trường
2.1 Thiết kế trường tiểu học mang không gian xanh vào trường học
Xu hướng thiết kế “xanh hóa” (biophilic) trong các trường học ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới. Các yếu tố môi trường vật chất thật sự đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sự phát triển, khả năng giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo của trẻ.
Ví dụ như:
- Độ sáng không gian, đặc biệt là ánh sáng mặt trời hay việc dùng màu sắc ấm áp để trang trí
- Không khí trong lành, cân bằng độ ẩm.
- Sân chơi được thiết kế với không gian ngoài trời cho trẻ tiếp xúc trực quan với các vật thể.
- Kết hợp phương pháp học tập như trồng cây và rau trong chương trình giảng dạy.
- …
Tất cả các yếu tố này sẽ tạo ra một môi trường làm cho trẻ cảm thấy an toàn và được bảo vệ (theo nghiên cứu của Makhmalbaf và Yi-Luen Do, 2018).
2.2 Thiết kế trường tiểu học theo đặc điểm địa phương
Thiết kế trường tiểu học theo đặc điểm địa phương là nghiên cứu sâu về tính đặc thù của kiến trúc vùng miền, địa phương để từ đó kết hợp cân bằng giữa việc sử dụng các nguyên lý thiết kế trường tiểu học cùng những giải pháp theo đặc điểm địa lý của khu vực hay thể hiện được văn hóa địa phương.
- Thiết kế thể hiện văn hóa địa phương: Đây là một ý tưởng sáng tạo để đưa những đặc trưng của địa phương mình vào thiết kế trường học. Từ những thiết kế này học sinh có thể được giáo dục về bản sắc quê hương mình và giúp gắn bó văn hóa địa phương với trường học để mọi người dễ dàng ghi nhớ.
- Thiết kế theo đặc điểm địa lý của khu vực: Một vài khu vực có khí hậu hoặc thời tiết khắc nghiệt. Vì vậy những giải pháp kiến trúc trường học được thiết kế riêng biệt để “thích nghi” với đặc điểm địa lý của khu vực.
Một trường tiểu học ở thị trấn Róldan, Tây Ban Nha được bao bọc bởi một thảm cỏ nhân tạo và trên đỉnh mỗi tòa nhà có một bức tường có chiều cao hai mét để bảo vệ khỏi những trận mưa lớn
3. Mẫu thiết kế trường tiểu học kết nối với cộng đồng
3.1 Thiết kế trường tiểu học như một trung tâm cộng đồng
Tiểu học là độ tuổi các bạn tương tác với thầy cô, bạn bè để phát triển các kỹ năng, tư duy, tâm lý của trẻ. Vì vậy, một ngôi trường cho bé được thỏa sức kết nối với mọi người, không bị hạn chế về không gian được chú trọng. Các cách xây dựng một trường tiểu học như một trung tâm cộng đồng như:
- Thiết kế không gian mô phỏng không gian thực: Trường học được xây dựng như một thành phố thu nhỏ cho trẻ kết nối với không gian và với mọi người.
- Tạo các “Interacting Space”: Đây là nơi gia tăng sự kết nối, twuong tác của học sinh. Tại đây, học sinh có thể cùng nhau học nhóm, vui chơi hoặc trải nghiệm tại các khu vực như: sân chơi, thư viện, khuôn viên, sân vận động,…
3.2 Thiết kế trường tiểu học quan tâm đến các học sinh đặc biệt
Đối tượng giáo dục học sinh đặc biệt là những trẻ có khiếm khuyết về cơ thể hoặc chậm phát triển các giác quan cũng cần được quan tâm từ phương pháp giảng dạy đến môi trường học tập. Một thiết kế lớp học tối ưu sẽ tạo cơ hội học tập cho trẻ, thúc đẩy trẻ tham gia vào các nhóm bạn, phát triển về mặt xã hội, nhận thức, ngôn ngữ… Đối với trẻ khiếm khuyết thì thiết kế môi trường cần được chú trọng tới đồ vật, mùi vị, âm thanh… do các em thường bị kích thích về mặt giác quan nên thường bỏ lỡ cơ hội học tập hay tương tác xã hội từ các bạn cùng lứa (Vivanti, Duncan, Dawson, & Rogers, 2017). Một số nguyên tắc khi thiết kế như:
- Tổ chức các không gian hướng tới mục tiêu và động lực rõ ràng
- Giảm các yếu tố cạnh tranh thu hút sự chú ý: sắp xếp đồ vật, đồ trang trí quá mức,…
- Thiết kế không gian có đặc điểm riêng hỗ trợ cho các bạn khuyến khuyết di chuyển cũng như học tập
Ví dụ: Trường Hazelwood của Alan Dunlop, 2007 (Glasgow, Scotland) thiết kế cho học sinh khiếm thính và khiếm thị được điều chỉnh về không gian, sử dụng ánh sáng tự nhiên và các vật liệu xúc giác
Trên đây là +10 mẫu thiết kế trường tiểu học mới nhất hiện nay theo các phương pháp học tập hiện đại. Các mẫu thiết kế hiện nay không chỉ đơn thuần là mang đến không gian học tập mà hướng đến giá trị bền vững, quan tâm đến cảm xúc của học sinh để từ đó tối ưu thiết kế trường học.