Thiết kế nội thất văn phòng nha khoa cần đảm bảo các yêu cầu về sức khỏe, an toàn cũng như các quy định nghiêm ngặt. Phòng khám nha khoa với những đặc thù riêng, khác biệt hoàn toàn so với những văn phòng của ngành nghề khác. Vì vậy cần lưu ý một số điểm sau để thiết kế nội thất văn phòng nha khoa đạt tiêu chuẩn.
1. Tầm quan trọng của thiết kế nội thất văn phòng nha khoa
Thiết kế nội thất văn phòng nha khoa là việc mang đến những trải nghiệm tốt hơn cho bệnh nhân trong quá trình khám chữa bệnh về răng hàm mặt.
Thiết kế nội thất văn phòng nha khoa mang đến những lợi ích như:
- Tạo ra trải nghiệm tích cực cho bệnh nhân: Khi đến phòng khám nha khoa thường khách hàng thường mang tâm lý lo lắng, hồi hộp vì thế nên tạo được cảm giác an toàn và thân thiện cho họ. Đồng thời, một không gian được đầu tư thiết kế giúp tăng tính thẩm mỹ để tạo sự chuyên nghiệp, uy tín cho văn phòng.
- Đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe và an toàn: Văn phòng nha khoa cần sạch sẽ, thoáng mát, tuân thủ các quy định về sức khỏe và quy trình khử trùng.
2. Làm thế nào để thiết kế nội thất văn phòng nha khoa chuyên nghiệp?
2.1. Thiết kế layout khoa học
Bố trí văn phòng phụ thuộc nhiều vào tính chất công việc nên khi thiết kế phòng khám phải tập trung vào hai khu vực chính:
#Khu vực khám chữa bệnh:
Khi thiết kế khu vực khám chữa bệnh, điều quan trọng là cần cân nhắc các quy trình làm việc trong nha khoa một cách chi tiết để có những thiết kế phù hợp, đảm bảo một số tiêu chí sau:
01-Bố trí không gian khoa học
Bố trí phòng khám nha khoa dễ dàng di chuyển mà không bị cản trở
Bố trí các trang thiết bị cần thiết trong quá trình làm việc để tránh các vật cản hoặc vật sắc nhọn để đảm bảo tối ưu năng suất làm việc cho của bác sĩ mà không gặp trở ngại. Ví dụ như việc sắp xếp hợp lí các dụng cụ y khoa: Đèn trám Halogen, tay khoan, mũi khoan, máy cạo vôi răng, thiết bị đo chiều dài ống tủy,… trên một kệ đựng dụng cụ y khoa để bác sĩ dễ dàng sử dụng trong quá trình khám bệnh mà không gây ảnh hưởng đến bệnh nhân.
02- Tạo trải nghiệm tích cực cho khách hàng:
Colin Shaw nhà sáng lập Beyond Philosophy đã giải thích trải nghiệm bệnh nhân là sự tương tác giữa một tổ chức và bệnh nhân được cảm nhận thông qua ý thức và tiềm thức của bệnh nhân.
Khi bước vào phòng điều trị cần cho bệnh nhân nhìn thấy một không gian chuyên nghiệp và thoải mái. Hạn chế những thiết bị y tế có thể làm tăng thêm sự lo lắng của họ. Khi khách hàng nằm khám bệnh có thể đưa thiết bị đo đạc, vật tư ra khỏi tầm nhìn của họ để giảm lo lắng.
Hiện nay, việc thiết kế không gian phòng khám nha khoa đã sáng tạo hơn. Phòng khám không chỉ có màu trắng đơn điệu mà còn có thể mang không gian ấm áp, gần gũi như ở nhà hay như một quán cafe để bệnh nhân cảm giác thoải mái hơn là khi nghĩ đến phòng khám, họ chỉ nghĩ đến không gian toàn mùi thuốc sát trùng.
03- Ứng dụng công thái học để cải thiện trải nghiệm của bác sĩ khi làm việc:
Một nghiên cứu cho thấy những nha sĩ luân phiên đứng và ngồi ít bị đau thắt lưng hơn những nha sĩ chỉ làm việc ở tư thế ngồi. Các nha sĩ có xu hướng dành hơn 3/4 tổng số giờ làm việc của họ để ngồi, điều này làm tăng áp lực lên các đĩa đệm vùng thắt lưng. Lựa chọn thiết bị tốt nhất tạo điều kiện cho tư thế ngồi thoải mái là rất quan trọng. Từ ghế của bệnh nhân đến ghế của nha sĩ và trợ lý, công thái học trong thiết kế văn phòng là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc.
#Khu vực chờ:
Khu vực chờ là trải nghiệm đầu tiên của bệnh nhân với phòng khám. Phòng chờ mang đến tính thẩm mỹ và sự thoải mái cho khách hàng. Trong khi chờ đến lượt của mình, họ thường gặp tâm lý lo lắng có thể gây ra những tác động tiêu cực đến trải nghiệm của bệnh nhân. Khu vực chờ cần được đảm bảo yêu cầu thiết kế như:
- Thiết kế thoải mái với đa dạng ghế chờ: Những chiếc ghế sofa êm ái, thoải mái, những chiếc ghế armchair và bàn kính mang lại cảm giác thư giãn…
- Đảm bảo đủ chỗ ngồi cho bệnh nhân: Cần cân nhắc số lượng khách hàng đến phòng khám để họ không phải đứng chờ vì không bố trí đủ chỗ ngồi.
- Kết hợp vật dụng giải trí:
Tạp chí là một vật dụng trong văn phòng nha khoa cho bệnh nhân sử dụng chúng để giết thời gian trong khi chờ đợi. Bạn có thể tạo một khu vực chờ cho bệnh nhân bằng cách cung cấp các số tạp chí, sách, báo hàng ngày.
Trẻ em khi đến với phòng khám thường có hành vi sợ hãi, lo lắng. Vì vậy, trong khu vực chờ có thể sử dụng đồ chơi, truyện tranh như một vật dụng để trẻ cảm thấy vui vẻ, thoải mái khi chuẩn bị khám bệnh.
2.2 Thiết kế kỹ thuật
#Ánh sáng:
Khu khám chữa bệnh: Ánh sáng sử dụng chính cho khu vực này là ánh sáng trắng cung cấp trực tiếp cho quá trình khám bệnh được hiệu quả. Điều quan trọng nữa là ánh sáng phải đồng nhất và được cân nhắc cường độ chiếu sáng có thể làm phiền bệnh nhân.
Khu vực chờ: Nếu nguồn ánh sáng chính của bạn trong phòng nha là đèn huỳnh quang, hãy cân nhắc thêm một vài loại đèn hoặc bóng đèn tông ấm để thiết kế ánh sáng văn phòng hiệu quả kết hợp đèn âm trần, đèn downlight làm cho không gian trở nên hấp dẫn hơn. Bệnh nhân sẽ đánh giá cao khu vực được cung cấp đủ ánh sáng, điều này làm cho không gian trở nên sạch sẽ, thoáng mát.
#Điện nước:
Nguồn cung cấp nước nên được bố trí trong phòng khám để bác sĩ có thể thuận tiện sử dụng cho hoạt động khám chữa răng: lấy cao răng, tẩy trắng răng, nhổ răng, cấy ghép răng, vệ sinh răng miệng và vệ sinh dụng cụ, thiết bị y tế…
#Trung tâm khử trùng:
Trung tâm khử trùng là một phần quan trọng của phòng khám nha khoa. Chúng không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát nhiễm trùng và nguy cơ lây nhiễm chéo mà còn tăng hiệu quả cho quá trình tái chế dụng cụ và luân chuyển phòng. Vị trí và cách bố trí của trung tâm khử trùng đối với thiết kế văn phòng nha khoa cách phòng điều trị không quá 30 feet.
Những mẹo thiết kế nội thất văn phòng nha khoa này sẽ giúp văn phòng của bạn vừa chuyên nghiệp nhưng vẫn thoải mái cho bệnh nhân và nhân viên. Thiết kế nội thất văn phòng nha khoa để mang lại trải nghiệm tốt hơn, xóa bỏ nỗi sợ của khách hàng với những không gian ý tế.