Như đã được giới thiệu qua trong bài viết và ebook về “Xu hướng thiết kế văn phòng 2021” gần đây, mô hình văn phòng làm việc “Hybrid” đã và đang trở thành xu hướng tại các công ty, không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới.
Tại bài viết này, DPLUS sẽ chia sẻ với bạn cụ thể hơn về thuật ngữ “Hybrid” cũng những ưu và nhược điểm của mô hình văn phòng làm việc này.
“Hybrid” được định nghĩa là một sự kết hợp của hai cá tính hoặc hai yếu tố khác nhau, tạo nên một nhận diện mới, một sự sáng tạo mới mẻ. Thuật ngữ “Hybrid” được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực công nghệ, kết hợp của các công cụ hoặc các nền tảng khác nhau, nhưng đến nay, lần đầu tiên Hybrid được sử dụng trong việc miêu tả về một mô hình văn phòng làm việc.
COVID-19 đã làm cả thế giới điêu đứng và tác động mạnh đến thói quen sử dụng không gian của con người. Mô hình làm việc Hybrid, theo BBC, đó là mô hình kết hợp giữa “làm việc từ xa hoặc tại nhà” với “làm việc tại văn phòng”. Hoặc đơn giản hơn, văn phòng hybrid là mô hình mà nhân viên sẽ có nhiều không gian tự do, thoải mái và linh động hơn để làm việc.
Anita Williams Woolley, người nghiên cứu hành vi và lý thuyết của tổ chức tại Đại học Carnegie Mellon, tin rằng việc các tổ chức đánh giá không gian của họ và xem xét lại mức đầu tư cho quy mô văn phòng là hợp lý.
“Nếu bất cứ điều gì tôi muốn giữ, đó chính là phòng họp, có thể loại bỏ một số buồng nhỏ mà không ai thích và đầu tư vào không gian làm việc riêng cho từng người tại văn phòng.” – Anita Williams Woolley
Chúng ta đã trải qua rất nhiều những xu hướng thiết kế văn phòng khác nhau, từ văn phòng đóng đến văn phòng mở, vậy liệu văn phòng “Hybrid” có phải là một mô hình mới thực sự tốt hơn hai mô hình trước?
Nếu văn phòng đóng sử dụng nhiều vách ngăn-cửa, văn phòng mở không sử dụng vách ngăn hay hạn chế phòng riêng, thì “Hybrid” được thiết kế với phong cách “tự do”, tùy theo tính chất công việc và nhu cầu của người sử dụng. Có thể nói đây là mẫu văn phòng tối ưu hóa được trải nghiệm người dùng nhất so với mẫu văn phòng đóng hoặc mở.
Hybrid không chỉ được DPLUS mà còn các thương hiệu, báo nổi tiếng trên thế giới như BBC dự đoán sẽ trở thành mô hình văn phòng làm việc của tương lai hậu COVID-19. Tuy nhiên, dù là phong cách văn phòng tối ưu riêng cho từng nhu cầu, nhưng Hybrid cũng không tránh được những hạn chế trong thiết kế văn phòng cho từng lĩnh vực.
Dựa vào ưu và nhược điểm được phân tích như trên, văn phòng Hybrid sẽ phù hợp với phần lớn các công ty trong các lĩnh vực ngành nghề đa dạng như:
Ngoài ra, những lĩnh vực khác như du lịch, thời trang, mỹ phẩm, đồ gia dụng… đều có thể ứng dụng xu hướng văn phòng làm việc Hybrid để gia tăng tính linh hoạt, năng suất và làm mới công ty cũng như trải nghiệm của nhân viên.
Tuy nhiên, Hybrid sẽ không phù hợp với một số lĩnh vực đòi hỏi sự nghiêm ngặt trong bảo mật thông tin, quy trình cũng như đề cao tính chất nghiêm túc trong công việc:
Có thể thấy, văn phòng Hybrid có thể ứng dụng với phần lớn các công ty và lĩnh vực tại Việt Nam hay trên thế giới, chỉ trừ một số lĩnh vực với đặc thù riêng. Tuy nhiên, để ứng dụng được Hybrid trong thiết kế văn phòng, các công ty vẫn cần được tư vấn bởi chuyên gia để tránh đầu tư sai lệch gây tổn thất chi phí. Bạn có thể nghiên cứu thêm về văn phòng “Hybrid” hoặc liên hệ DPLUS nếu có thêm bất kỳ thắc mắc gì.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài này!