Xu hướng thiết kế văn phòng làm việc sau đại dịch COVID-19 có nhiều thay đổi. Theo một báo cáo của Gensler năm 2020 và báo BBC, hai phần ba nhân viên trên thế giới thích phong cách làm việc “hybrid” – một sự kết hợp giữa “làm việc tại nhà” và “làm việc tại văn phòng”. Rõ ràng, hậu đại dịch COVID-19, nhu cầu và thói quen làm việc tại văn phòng đã thay đổi tác động đến xu hướng thiết kế văn phòng và không gian làm việc trong những năm sắp tới.
Hãy cùng những nhà thiết kế của chúng tôi nhận định về các yếu tố sẽ được dự đoán là xu hướng mới đối với không gian làm việc trong năm 2021 và tương lai gần.
1. Không gian làm việc tập trung đến con người
Tổng hợp từ hơn 300 phiếu khảo sát của DPLUS Việt Nam năm 2020, nhu cầu thiết kế một không gian làm việc được bắt nguồn từ các yếu tố: Con người và thương hiệu, trong đó yếu tố con người chiếm 60%.
Đánh giá một cách chủ quan rằng những không gian làm việc được đầu tư tập trung vào trải nghiệm sử dụng sẽ truyền cảm hứng cho việc phát triển năng lực của từng cá nhân. Đặc biệt đối với nhân sự trẻ, việc phát triển bản thân tại một môi trường phù hợp trở nên quan trọng không kém so với phúc lợi từ phía doanh nghiệp. Vì thế mà các doanh nghiệp có xu hướng quan tâm hơn đến thiết kế những không gian truyền cảm hứng.
1.1. Mô hình văn phòng mở nhưng tôn trọng giá trị riêng tư của từng cá nhân.
Không gian làm việc mở đang dần phổ biến và trở nên quen thuộc do ảnh hưởng từ các công ty công nghệ lớn trên thế giới. Nơi họ tập trung đầu tư mạnh cho tính kết nối giữa con người và con người.
Tuy nhiên, do những thay đổi lớn diễn ra trong năm 2020 đặc biệt phải kể đến đại dịch COVID-19, khái niệm về không gian mở được bổ sung thêm yếu tố về giá trị riêng tư trong toàn bộ không gian. Có thể hiểu rằng trong tổng thể không gian mở (thông thường là workspace), sẽ có thêm một vài không gian chức năng nhỏ hơn như meeting point, thinktank, hoặc skype booth…Đây vốn được xem như các không gian chức năng bổ trợ, với đặc thù cách âm và phân tách không gian rõ ràng.
Đặc biệt, ngoài các không gian riêng tư với chức năng làm việc, tại một số văn phòng đã xuất hiện phòng “nursing room” hoặc không gian nghỉ trưa riêng. Điều này cho thấy việc các công ty đã dần chú trọng hơn và tối ưu hơn không gian riêng và trải nghiệm của nhân viên tại văn phòng. Các không gian này được phát triển và đầu tư nhiều hơn, bởi hầu hết các doanh nghiệp đều hiểu được tầm quan trọng của tính riêng tư trong không gian làm việc mở.
1.2.Tính linh hoạt và sự xuất hiện của các không gian tương tác
Không gian làm việc có tính linh hoạt là xu hướng sẽ được quan tâm trong năm 2021 cũng như những năm tiếp theo. Tính linh hoạt của không gian được kể đến như việc đa dạng về hình khối thẩm mỹ, cụ thể hơn là đồ nội thất sử dụng cho một vài không gian chức năng.
Dynamic space hay còn gọi là multi-function room hoặc interacting point, được đặt tên nhằm phân loại chức năng trong không gian. Một số ví dụ như khu vực ngồi hình bậc thang, các điểm hot desk trong văn phòng, dãy bàn đa chức năng với khả năng di chuyển, xếp gọn. Hay việc bổ sung các vách ngăn di động cho các phòng họp lớn, khi cần có thể phân tách thành những phòng họp nhỏ với quy mô và sức chứa linh hoạt, phù hợp nhu cầu của doanh nghiệp và cũng phần nào tối ưu hóa được hiệu năng sử dụng của các không gian này.
Xuất phát của những yếu tố này đều bắt nguồn từ tính đa dạng của các không gian làm việc trong những năm gần đây. Những yếu tố này đang dần trở nên phổ biến bởi môi trường làm việc liên tục thay đổi theo hướng lấy con người làm trung tâm.
Những không gian tương tác, đa chức năng với tính linh hoạt cao này cũng được phát triển mạnh hơn và trở thành một phần của thiết kế nội thất văn phòng.
>> Xem thêm về GOO Co-working, một văn phòng điển hình cho tính linh hoạt và tương tác.
2. Công cụ truyền thông văn hóa và thương hiệu
Hơn bao giờ hết, các công ty đang sử dụng cách bố trí văn phòng như một yếu tố truyền thông để củng cố thương hiệu, thu hút và giữ chân nhân sự thế hệ mới. Đặc biệt những người thuộc thế hệ Millennials (1980-1995) Gen-Z (1996-2000s), họ luôn tìm kiếm nhiều hơn không chỉ là một mức lương.
Nhân sự của doanh nghiệp cũng có xu hướng tự hào chia sẻ trên mạng xã hội những hình ảnh và video về nơi làm việc của họ, nơi họ dành nhiều hơn 1/3 thời gian một ngày cho nó (8-10 tiếng trung bình theo số liệu thống kê của DPLUS)
Sự bùng nổ truyền thông, hình ảnh nơi làm việc đã phần nào thay thế cho những lời giới thiệu về doanh nghiệp. Các công ty chào đón các nhà báo, gặp mặt khách hàng hoặc mời những người có ảnh hưởng trong ngành của họ tại nơi làm việc như một cách để họ giải mã và trải nghiệm văn hóa doanh nghiệp thông qua cách bố trí văn phòng. Các công cụ truyền thông sẽ lan tỏa hình ảnh của doanh nghiệp rộng hơn, và chắc hẳn đây sẽ là một lợi thế về việc đầu tư thiết kế thi công văn phòng.
Theo dự đoán và nghiên cứu của chúng tôi, xu hướng thiết kế năm 2021 sẽ tập trung đến con người vì thế những không gian sẽ được thiết kế để tối ưu trải nghiệm của người dùng. Những vấn đề cụ thể hơn về xu hướng thiết kế 2021 sẽ được đề cập trong phần tiếp theo