Trước khi tiến hành thi công dự án, bản vẽ thiết kế văn phòng làm việc sẽ giúp mang lại cái nhìn tổng quát cho chủ đầu tư và kiến trúc sư. Để thiết kế một văn phòng đẹp, hoàn chỉnh với nội thất và yêu cầu của chủ đầu tư thì cần phải có bản vẽ thiết kế văn phòng làm việc để nắm rõ dự án. Vậy hãy cùng tìm hiểu về bản vẽ thiết kế văn phòng và vì sao nó lại quan trọng trong thiết kế xây dựng.

1. Bản vẽ thiết kế văn phòng làm việc là gì? Vì sao cần sử dụng bản vẽ thiết kế văn phòng làm việc?

Bản vẽ thiết kế văn phòng làm việc là mô tả chi tiết hình ảnh văn phòng bằng đồ họa trước khi đưa vào thi công thực tế. Một bản vẽ thiết kế đầy đủ bao gồm: bản thiết kế mặt bằng (layout), bản thiết kế phối cảnh (thiết kế 3D) và bản thiết kế kỹ thuật (2D, MEP). Bản vẽ thiết kế thể hiện cách bố trí, thẩm mỹ của không gian cũng như các thông số kỹ thuật.

Đây là phương tiện trao đổi giữa kiến trúc sư với chủ đầu tư để đưa ra các điều chỉnh phù hợp trong quá trình thiết kế. Ngoài ra, bản vẽ thiết kế còn là bản hướng dẫn thi công theo đúng số liệu, khoảng cách, màu sắc… để sát nhất với mong muốn của khách hàng. 

Bản vẽ thiết kế mô tả chi tiết văn phòng
Bản vẽ thiết kế mô tả chi tiết văn phòng

Văn phòng là nơi gắn bó lâu dài với nhân viên và là bộ mặt của công ty. Vì vậy thiết kế văn phòng cần có những bước quan trọng để thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng dự án khi đưa vào vận hành. Trong đó, bản vẽ thiết kế văn phòng là mấu chốt nằm trong quy trình thiết kế văn phòng vì những lí do:

#Bản vẽ thiết kế văn phòng làm việc là “phương tiện trao đổi” giữa kiến trúc sư và chủ đầu tư

Bản vẽ thiết kế có thể mô tả chi tiết văn phòng trên mặt giấy trước khi đưa vào thiết kế. Từ đó, nhà đầu tư có thể hình dung văn phòng sau hoàn thiện từ phòng giám đốc, quầy lễ tân, phòng nhân viên, phòng họp, phòng kế toán, nội thất và các hệ thống làm việc… Nhìn vào đó chúng ta có thể thấy rõ được những điểm nào còn thiếu sót để đề nghị yêu cầu đơn vị thiết kế sửa lại theo yêu cầu khách hàng. Thực hiện việc sửa chữa trên bản vẽ thiết kế không mất nhiều thời gian và không tốn kém cũng như đảm bảo các an toàn xây dựng khi đưa vào thiết kế.

#Bản vẽ thiết kế văn phòng làm việc giúp dễ dàng dự trù chi phí thi công

Khi có bản vẽ thiết kế thì việc ước lượng ngân sách trở nên dễ dàng hơn. Các trang thiết bị, nội thất cần thiết đều được thể hiện trên bản thiết kế để có sự chuẩn bị về tài chính phù hợp và chính xác nhất. Từ đó, nhà đầu tư có thể dự trù được ngân sách thực hiện, hạn chế phát sinh, tránh trường hợp chi phí phát sinh quá lớn khiến công trình bị trì trệ, chậm tiến độ.

#Bản vẽ thiết kế văn phòng làm việc là cơ sở thi công dự án chính xác 

Để thi công nội thất văn phòng chính xác cần có một bản vẽ thiết kế hoàn chỉnh. Từ bố trí mặt bằng không gian, vị trí nội thất, phòng ban làm việc, hệ thống kỹ thuật, chi tiết kích thước đồ nội thất,… đều được phản ánh chi tiết trên bản vẽ thiết kế. Dựa vào đó đơn vị tổ chức thi công văn phòng có thể bám sát thiết kế để thi công.

2. Bản vẽ thiết kế văn phòng làm việc bao gồm những gì?

#Bản vẽ thiết kế sơ đồ mặt bằng văn phòng làm việc

Đây là bản vẽ đầu tiên được thực hiện trong quá trình thiết kế văn phòng làm việc. Thiết kế mặt bằng tức thể hiện cách bố trí văn phòng trên mặt cắt bằng của không gian theo một tỉ lệ được quy ước. 

Bản vẽ layout thể hiện được cách phân bổ, tỉ lệ diện tích của từng không gian, vị trí lắp đặt của từng món đồ nội thất (cả liền tường và đồ rời). Ngoài ra, bản vẽ thiết kế mặt bằng còn thể hiện cách phân luồng giao thông trong không gian văn phòng. 

Bản vẽ thiết kế mặt bằng là cơ sở để thực hiện các bản vẽ tiếp theo. Khi nắm bắt được vị trí của từng loại không gian trong văn phòng, kiến trúc sư bắt đầu thiết kế chi tiết hơn đến các phần khác như vật liệu, màu sắc, hoạ tiết… và tính toán các thông số. 

Thiết kế mặt bằng văn phòng là việc phân chia không gian, sắp xếp, bố trí nội thất
Thiết kế mặt bằng văn phòng là việc phân chia không gian, sắp xếp, bố trí nội thất

#Bản vẽ thiết kế văn phòng làm việc phối cảnh 3D

Bản vẽ phối cảnh 3D mô tả chi tiết văn phòng làm việc trong không gian 3 chiều một cách trực quan sinh động. Hình ảnh không gian văn phòng trong tương lai dưới dạng 3D giúp khách hàng hình dung thực tế hơn thiết kế văn phòng của mình. Điều này giúp khách hàng có thể nhận xét, điều chỉnh để phù hợp hơn với mong muốn của mình, hạn chế sai lệch trước khi thi công. 

Bản vẽ phối cảnh 3D miêu tả chân thực bố cục không gian, cách sắp xếp nội thất, tính thẩm mỹ của thiết kế, chất liệu, phối màu của thiết kế. Bản thiết kế 3D thể hiện chất liệu, chất cảm được sử dụng hay màu sắc, hình dạng của đồ nội thất. 

Bản vẽ phối cảnh 3D mô tả chi tiết văn phòng làm việc trong không gian 3 chiều
Bản vẽ phối cảnh 3D mô tả chi tiết văn phòng làm việc trong không gian 3 chiều

#Bản vẽ thiết kế văn phòng làm việc 2D và MEP

Bản vẽ 2D và MEP là bản vẽ mô tả hệ thống kỹ thuật không thể thiếu trong hồ sơ thiết kế văn phòng làm việc. Bản vẽ kỹ thuật bóc tách cụ thể kích thước của từng chi tiết, diện tích của một căn phòng, độ dài rộng của một chiếc bàn… Những thông số này phục vụ cho quá trình thi công. Mỗi con số đều được tính toán kỹ lưỡng và cần được tuân thủ nghiêm ngặt.

Thiết kế MEP, thiết kế cơ điện, là một hạng mục trong thiết kế 2D, cụ thể bản vẽ MEP là hồ sơ cung cấp các thông số kỹ thuật khi bố trí không gian, mặt bằng, lắp đặt… dưới dạng 2D trong không gian thiết kế.

Các hạng mục chính được thể hiện cụ thể trong bản vẽ kỹ thuật MEP bao gồm:

  • Hệ thống thông gió và điều hòa không khí: là một hệ thống phòng sạch dùng các thiết bị lọc khí nhằm tạo ra các cấp độ sạch khác nhau. Hệ thống này được thiết kế dựa theo tiêu chuẩn về cấp độ phòng sạch của GLP, GMPGSP.
  • Hệ thống cấp thoát nước và thiết bị vệ sinh: bao gồm các hạng mục liên quan đến đường nước của văn phòng như hệ thống cấp nước, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống thoát nước và các thiết bị vệ sinh.
  • Hệ thống điện và mạng điện: bao gồm các đường dây điện, hệ thống điện, đường dây truyền tải, phân phối và các thiết bị khác (điều khiển, bảo vệ rơle…) tạo thành hệ thống làm nhiệm vụ sản xuất, truyền tải và sử dụng điện năng.
  • Hệ thống báo cháy và chữa cháy: được sử dụng để phát hiện, báo cháy, ngăn chặn kịp thời đám cháy xảy ra, giúp giảm thiểu được tối đa những tổn thất do lửa phát ra.
Bản vẽ 2D và MEP là bản vẽ mô tả hệ thống kỹ thuật
Bản vẽ 2D và MEP là bản vẽ mô tả hệ thống kỹ thuật

Trên đây là những hạng mục phổ biến về bản vẽ thiết kế văn phòng làm việc khi tiến hành thực hiện một dự án thiết kế văn phòng. Ngoài ra, bản vẽ thiết kế có thể thay đổi linh hoạt để phù hợp với kế hoạch dự án, tài nguyên thực hiện, ngân sách dự trù và thời gian thi công. 

Đánh giá post
Please follow and like us:
Pin Share

Leave a comment