Cùng tìm hiểu về mô hình Coworking Space là gì

Coworking Space là gì có lẽ là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp đang tìm kiếm. Văn phòng Coworking Space đã trở thành một xu hướng làm việc toàn cầu và phát triển để phù hợp với cách làm việc của người lao động đang ngày càng thay đổi trong thời đại số. Ngày nay, Coworking Space được ứng dụng rộng rãi từ các cá nhân làm việc từ xa đến các công ty, doanh nghiệp.

1. Coworking Space là gì? Lịch sử và quá trình phát triển của Coworking Space

#Khái niệm: Coworking Space là gì?

Brad Neuberg, người sáng lập ra văn phòng Coworking Space đầu tiên tại San Francisco đã định nghĩa “Coworking Space là cộng đồng làm việc tự do và độc lập cho các thành viên thỏa sức sáng tạo và kết nối trong cùng không gian.”

Còn theo Wework “Theo nghĩa đơn giản nhất, Coworking Space là không gian được thiết kế cho những người từ các công ty khác nhau đến làm việc. Không gian làm việc chung bao gồm các cơ sở, dịch vụ và tiện ích chung. Sử dụng chung cơ sở hạ tầng giúp chia sẻ chi phí vận hành văn phòng giữa các thành viên.”

Ở một góc nhìn khác, đối với DeKoven, coworking space là gì được hiểu nghĩa là “làm việc cùng nhau, một cách bình đẳng”, hơn là “làm việc cùng nhau, một cách riêng biệt”. 

Với DPLUS, Coworking Space là mô hình văn phòng dành cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân (startup, freelancer…) làm việc trong cùng một không gian chung, cùng chia sẻ cơ sở vật chất, tài nguyên và các tiện ích khác. Không chỉ là một văn phòng cho thuê, đây là một cộng động, nơi mọi người được kết nối, chia sẻ kiến thức, tạo cảm hứng và sự thoải mái. 

Coworking Space là một lựa chọn phù hợp cho các doanh nghiệp đang phát triển mở rộng kinh doanh

#Lịch sử hình thành và phát triển Coworking Space 

Năm 1995, tiền thân của Coworking Space là “hackerspace” mang tên C-base xuất hiện tại Đức đã mở ra khái niệm nơi làm việc chung, nơi đây được tạo ra nhằm mục đích mang đến không gian làm việc chung của các hacker. Các địa điểm do cộng đồng điều hành này đã thu hút các lập trình viên, nhà khoa học và kỹ sư phần mềm và hoạt động như một trung tâm chia sẻ ý tưởng mới, tổ chức các sự kiện xã hội và hội thảo. 

Đến năm 1999, Bernard DeKoven, một nhà thiết kế game người Mỹ đã lần đầu đặt ra thuật ngữ “coworking”. 42West24 thành lập bởi DeKoven tại New York, cung cấp một môi trường làm việc linh hoạt cho các nhóm và cá nhân. DeKoven sáng lập văn phòng này với mong muốn những người làm việc ở nhà có không gian để sáng tạo.

Năm 2002, hai doanh nhân người Áo dần kết thúc thói quen làm việc tại nhà và phát triển mô hình Coworking bằng cách tạo ra một không gian nơi những người có cùng ý tưởng, tầm nhìn tập hợp làm việc trong cùng một không gian cộng tác, chia sẻ. Cả hai đã sửa lại một nhà máy cũ thành một không gian sáng tạo dành cho các kiến trúc sư, dịch giả tự do và gọi nơi này là Schrauben Fabrik.

Brad Neuberg đã biến Coworking Space trở thành một mô hình thật sự chuyên nghiệp. Ông là người đầu tiên ra mắt một Coworking Space chính thức tại San Francisco vào năm 2002. The San Francisco Coworking đã thu hút hơn 100.000 thành viên chỉ một năm sau đó. Đây là bước tiến lớn dành cho mô hình văn phòng Coworking Space và được phát triển cho đến ngày nay.

Đến năm 2013, Coworking Space đã hình thành vững chắc và tạo ra xu hướng văn phòng Coworking Space cho toàn thế giới và được nhận được sự đón nhận rộng rãi, ước tính có khoảng 2.500 không gian làm việc chung trên toàn thế giới. Theo Statistica, có gần 19.000 không gian làm việc chung trên khắp thế giới và phát triển cho đến ngày nay.

Xu hướng Coworking Space ngày càng phát triển cho đến ngày nay
Xu hướng Coworking Space ngày càng phát triển cho đến ngày nay

2. Hiểu thêm về văn phòng Corworking Space là gì? Đặc điểm của văn phòng coworking?

#Coworking Space có mức chi phí lý tưởng, phù hợp với nhiều doanh nghiệp và cá nhân.

Theo Tổng Cục Thống kê, các doanh nghiệp SMEs chiếm tới 98% tổng số doanh nghiệp trên toàn quốc, đóng góp khoảng 40% GDP. Tại Việt Nam, đặc biệt là ở những thành phố lớn với nền kinh tế phát triển nhanh như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội hay Đà Nẵng, khi giá bất động sản ngày càng tăng cao thì việc tìm kiếm và thuê một văn phòng làm việc trở thành một gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp. Cũng bởi vì điều đó, mà văn phòng chia sẻ xuất hiện nhiều tại các thành phố lớn như một giải pháp tối ưu cho chủ doanh nghiệp SMEs, startup và cá nhân cần một không gian làm việc linh hoạt, chi phí thấp nhưng vẫn đảm bảo những nhu cầu cơ bản nhất. 

>> Xem thêm: Văn phòng Coworking Space Hà Nội

Văn phòng chia sẻ là một giải pháp tối ưu cho chủ doanh nghiệp 
Văn phòng chia sẻ là một giải pháp tối ưu cho chủ doanh nghiệp

Các mẫu văn phòng cho thuê hiện nay đã phát triển đa dạng phù hợp với nhiều loại hình thuê khác nhau cho người dùng lựa chọn theo định hướng doanh nghiệp:

  • Văn phòng cho thuê ngắn hạn (theo giờ, theo ngày, theo tháng) thường dành cho cá nhân, freelancer.
  • Văn phòng cho thuê dài hạn (theo năm, theo kỳ) dành cho doanh nghiệp.

Có đa dạng hình thức và thời hạn thuê văn phòng Coworking Space cho phù hợp với từng doanh nghiệp

> Xem thêm: Ưu điểm và nhược điểm của văn phòng Coworking Space

Những lưu ý khi thiết kế văn phòng Coworking Space cần biết

#Coworking Space với không gian tương tác, kết nối và chia sẻ

Theo nghiên cứu Office Nomads và GCU cho biết 87% người làm việc tại Coworking Space gặp các thành viên khác để kết nối và mở rộng mối quan hệ xã hội, với 54% nói rằng họ giao lưu với các thành viên khác sau giờ làm việc hoặc vào cuối tuần

Văn phòng Coworking Space còn giúp tăng cơ hội gặp gỡ tiếp xúc với nhiều người thuộc nhiều lĩnh vực và chức vụ khác nhau trong cùng một không gian vì:

  • Các ghế ngồi, bàn làm việc lớn như bàn chữ U, bộ ghế quây tròn… được đặt trong văn phòng giúp mọi người có thể thoải mái cho các hoạt động trao đổi.
  • Thiết kế văn phòng không gian mở để người dùng có thể linh hoạt lựa chọn khu vực làm việc
  • Nội thất linh hoạt với nhiều kiểu dáng giúp mọi người có thể dễ dàng di chuyển hoặc thay đổi khi làm việc.

Đối với các doanh nghiệp mới hoặc các cá nhân làm việc tự do thì đây cũng là cơ hội kết nối với các đối tác, khách hàng tiềm năng, những người có cùng chí hướng trong cùng một khu vực.

Thiết kế văn phòng chia sẻ hay văn phòng coworking space
Thiết kế văn phòng Goo-coworking

#Đầy đủ tiện nghi, không gian linh hoạt

Một văn phòng Coworking Space luôn đảm bảo linh hoạt, rộng rãi, được setup đầy đủ nội thất và những tiện nghi cơ bản của một văn phòng:

  • Tài nguyên dùng chung bao gồm: máy in, máy chiếu, bàn làm việc… các trang thiết bị để phục vụ cho quá trình làm việc của công ty
  • Đa dạng không gian bao gồm các không gian chức năng của một văn phòng thông thường như phòng họp, phòng training, phòng pantry… 
  • Đảm bảo có không gian làm việc chung và không gian riêng tư để đáp ứng những buổi thảo luận nhóm hoặc những thời gian làm việc tập trung tùy theo nhu cầu của người sử dụng. 
Những người làm việc trong không gian chung tăng cơ hội kết nối.
Đảm bảo có đầy đủ khu vực và không gian chức năng cho văn phòng

#Môi trường thân thiện, thoải mái 

Không giống như các văn phòng làm việc khác, mô hình văn phòng này thường được thiết kế sáng tạo, độc đáo, không gò bó theo khuôn mẫu. Có những văn phòng Coworking Space được thiết kế như quán cafe, thư viện… với rất nhiều tiện nghi mang đến sự thoải mái, ấm cúng. Điều này tạo nên sự đa dạng thoải mái và tăng cường khả năng sáng tạo cho người dùng.

Văn phòng Coworking Space mang không gian như một quán cafe tạo cảm giác thoải mái khi làm việc

Trên đây là các khái niệm, đặc điểm để trả lời cho câu hỏi: Coworking Space là gì? Những thông tin hữu ích trên mà DPLUS mang đến cho bạn mong rằng sẽ giúp bạn lựa chọn được mô hình văn phòng phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

Đánh giá post
Please follow and like us:
Pin Share

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN