Vai trò của phong cách thiết kế nội thất văn phòng đều mang đến nhiều lợi ích với doanh nghiệp. Lựa chọn các phong cách thiết kế nội thất văn phòng hay lựa chọn “phương thức biểu đạt” cho không gian làm việc của bạn bởi chúng giúp định hình phong cách, “cá tính” và truyền tải câu chuyện riêng của mỗi không gian tới người dùng.
Trong bài viết này, chúng tôi tập trung phân tích những vai trò quan trọng của các phong cách khi được ứng dụng vào thiết kế nội thất văn phòng làm việc.
Thiết kế nội thất văn phòng là “nghệ thuật hoặc quy trình thiết kế trang trí nội thất của một văn phòng hoặc tòa nhà.”
Trong khi “quy trình” bao gồm các quy tắc hoặc tiêu chuẩn nghiêm ngặt thì khái niệm “nghệ thuật” mang tính linh hoạt và chủ quan hơn. Tính “nghệ thuật” của thiết kế nội thất được thể hiện qua phong cách thiết kế nội thất của văn phòng.
Martin Reeves, Giám đốc Thiết kế Văn phòng tại Maris Interiors cho biết, “Thiết kế văn phòng tốt là sự kết hợp cả khoa học và cảm xúc – điều quan trọng nhất là phải cân bằng cả hai. Một văn phòng được thiết kế đẹp sẽ giúp thu hút và giữ chân những nhân viên giỏi nhất và cũng có thể giảm đáng kể chi phí thiết kế của bạn ”.
“Nhận thức tạo nên thế giới, cảm xúc xác định giá trị.”
Văn phòng thể hiện một phong cách riêng biệt giúp tác động đến cảm nhận người dùng khi trải nghiệm từ con người, ngành nghề cho đến tính cách thương hiệu của doanh nghiệp so với đối thủ như phong cách thiết kế nội thất tối giản mang đến sự tinh giản, phong cách thiết kế Zen mang đến sự thanh thoát, nhẹ nhàng; phong cách thiết kế hiện đại tạo cảm giác mới mẻ.
Ví dụ văn phòng HighCommerce định hướng văn hóa công ty Hustle – Transparent – Creative với đội ngũ nhân viên trẻ, năng động thì DPLUS đã đưa ra giải pháp tạo nên thiết kế phong cách hiện đại kết hợp cùng đương đại.
Sự kết hợp giữa hai phong cách này mang đến một không gian năng động truyền cảm hứng cho lực lượng nhân sự trẻ sáng tạo. Cho người nhìn một cảm giác hustle, năng lượng, hối hả hòa mình vào không gian.
Thiết kế văn phòng định hình theo phong cách đồng thời sẽ tạo ra hiệu ứng khung (framing effect) cho thương hiệu. Từ màu sắc, đường nét, chất liệu, trang trí đều mang đến những xúc cảm để khi nhìn vào có thể nhớ đến hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp.
Chính vì thế, các doanh nghiệp đã đầu tư không ít tiền để xây dựng cho doanh nghiệp một phong cách riêng khiến khách hàng ấn tượng thông qua hình thức bắt mắt, thiết kế độc đáo, câu chuyện ý nghĩa.
Các phong cách thiết kế như một loại ngôn ngữ giúp truyền tải thông điệp ý nghĩa câu chuyện của doanh nghiệp. Mỗi phong cách được lựa chọn có những đặc điểm riêng phù hợp với doanh nghiệp và có thể “kể” về câu chuyện ấy. Vì vậy, chủ đầu tư cần hợp tác với một đơn vị thiết kế văn phòng để lựa chọn cho mình những phong cách có đặc điểm phù hợp với định hướng doanh nghiệp doanh nghiệp, giúp truyền tải đúng tinh thần của doanh nghiệp khi trải nghiệm.
Ví dụ: Văn phòng DLS được thiết kế theo phong cách hiện đại, thể hiện sự năng động, trẻ trung. Không gian được thiết kế mở, được phân chia một cách tương đối bằng việc sử dụng thủ pháp layering thay vì tường hay vách ngăn truyền thống. Văn phòng được thiết kế tối giản, đường nét đơn giản, điểm nhấn là cặp màu tương phản xanh dương – da cam trên nền trắng, xám trung tính, vừa trẻ trung, vừa “công nghệ”.
Định hướng phong cách theo đặc điểm và tiêu chuẩn riêng để làm nổi bật được tổng thể doanh nghiệp. Đây là cơ sở để lựa chọn chất liệu, màu sắc, họa tiết cho đồ nội thất và các chi tiết thiết kế khác cho văn phòng.
Ví dụ:
Trên đây là 3 vai trò của phong cách thiết kế văn phòng mà DPLUS đã tổng hợp để thấy được tầm quan trọng của nó trong thiết kế. Đó là lý do vì sao các chủ doanh nghiệp thường lựa chọn hợp tác với một đơn vị thiết kế văn phòng để tư vấn trả lời cho câu hỏi: ‘Phong cách nào phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn’?