Tổng hợp 33 phong cách thiết kế nội thất được ưa chuộng năm 2021

Lựa chọn phong cách thiết kế luôn là vấn đề được chủ đầu tư và các đơn vị thiết kế quan tâm, bởi phong cách thiết kế là yếu tố quan trọng trong việc xác định tính năng cơ bản và kỹ thuật thiết kế nội thất. Cùng chúng tôi tìm hiểu 33 phong cách thiết kế nội thất được ưa chuộng hiện nay.

1. Phong cách thiết kế nội thất cổ điển

Phong cách thiết kế cổ điển bắt nguồn vào khoảng thế kỷ 17 ở Pháp. Trong hơn 2 thế kỷ vừa qua, phong cách này đã trở nên phổ biến khắp châu Âu và toàn thế giới, trở thành một trong 33 phong cách thiết kế nội thất được ưa chuộng.

Khác biệt với sự đơn giản trong phong cách hiện đại, đặc trưng của phong cách cổ điển là sự cầu kỳ, tỉ mỉ, phức tạp của các chi tiết. Phong cách cổ điển rất coi trọng tính cân bằng, trật tự và thường có nhiều họa tiết, hoa văn tinh xảo.

Phong cách thiết kế cổ điển sử dụng màu nâu, be, xanh rêu… kết hợp màu đỏ, vàng đồng, vàng kem… tạo nên một không gian trang nhã, quý phái.

một trong 33 phong cách thiết kế nội thất
Màu nâu từ gỗ và màu vàng trang trí mang lại không gian sang trọng, quý phái (Nguồn Internet)

2. Phong cách thiết kế nội thất truyền thống

Phong cách lấy cảm hứng từ thiết kế nội thất châu Âu thế kỉ 18, 19 đặc trưng bởi sự đối xứng, hài hoà và sang trọng tinh tế trong thiết kế và không gian trang nghiêm, sang trọng, nghệ thuật.

Phong cách sử dụng đồ nội thất cổ điển, đậm chất nghệ thuật với những đường cong mềm mại và có tính đối xứng cao. Màu sắc được dùng phong phú nhưng chủ yếu là gam màu thuần sáng hoặc thuần tối như đen, nâu, trắng… mang lại cảm giác sang trọng, hài hòa.

Phong cách thiết kế truyền thống
Tính đối xứng được đề cao trong các phong cách thiết kế truyền thống (Nguồn Internet)

3. Phong cách thiết kế nội thất hiện đại

Phong cách thiết kế hiện đại được định hình bằng các đường nét vuông – phẳng – thẳng, các vật liệu mang tính chất công nghiệp như kính, gỗ công nghiệp, nhựa PVC… và cách ứng dụng khoa học kỹ thuật vào không gian làm việc. Điều này mang lại không gian làm việc đơn giản, gọn gàng, đảm bảo thẩm mỹ và công năng sử dụng.

Một không gian được thiết kế  đơn giản nhưng vẫn đạt hiệu quả sử dụng và đảm bảo tính thẩm mỹ. 

phong cách thiết kế nội thất hiện đại
Phong cách thiết kế hiện đại với các đường thẳng sạch sẽ gọn gàng

4. Phong cách thiết kế nội thất tân cổ điển

Phong cách tân cổ điển kết hợp những nét đẹp truyền thống của phong cách cổ điển với những yếu tố hiện đại để xây dựng được một không gian làm việc lý tưởng và hài hòa.

Hiện nay, thiết kế văn phòng tân cổ điển được áp dụng rất nhiều, nhờ lược bỏ bớt những chi tiết cầu kỳ, rườm rà trong thiết kế, giữ lại cấu trúc không gian đối xứng và tính nghệ thuật. Kết hợp với yếu tố trong phong cách hiện đại xây dựng nên không gian làm việc đơn giản, tinh tế và sang trọng cho doanh nghiệp.

Phong cách thiết kế tân cổ điển
Kết hợp giữa các yếu tố trong phong cách hiện đại và cổ điển tạo nên phong cách tân cổ điển với sự đơn giản mà tinh tế (Nguồn Internet)

5. Phong cách thiết kế nội thất hiện đại giữa thế kỉ (Mid-Century Modern)

Hiện đại giữa thế kỷ là sự trở lại với phong cách thiết kế hiện đại vào giữa những năm 1900 — chủ yếu là những năm 1950 và 1960. Là sự kết hợp của chủ nghĩa hiện đại và có một số yếu tố của chủ nghĩa tối giản pha chút hoài cổ. Đơn giản, tính đa năng và “không cầu kỳ” là đặc điểm chính của thiết kế giữa thế kỷ: ưu tiên sử dụng nội thất có hình thức nhỏ gọn, đơn giản hình dạng tự nhiên như ghế “hình quả trứng”, thiết kế hiện đại dễ sử dụng và chế tạo đơn giản. Một đặc điểm nổi bật của không gian giữa thế kỷ là sự kết nối liền mạch giữa nội thất và ngoại thất

phong cách thiết kế Mid-Century Modern
Phong cách thiết kế Mid-Century Modern (Nguồn Internet)

6. Phong cách thiết kế nội thất chuyển tiếp (Transitional)

Chuyển tiếp là phong cách rất phổ biến hiện nay bởi vì nó là sự pha trộn giữa thiết kế truyền thống và hiện đại. Hay nói cách khác, đây là sự pha trộn giữa cái cũ và cái mới để tạo ra không gian trang nhã mà vẫn thoải mái và đạt được hiệu quả về mặt thẩm mỹ. 

Một thiết kế chuyển tiếp có thể kết hợp các vật liệu hiện đại như thép, kính, bê tông với những nội thất có đường nét mềm mại, cổ điển và sang trọng. Bảng màu được sử dụng có xu hướng hiện đại hơn với các màu trung tính, sạch sẽ tạo nền và các điểm nhấn tông màu nhẹ nhàng hoặc tông đất đậm. Từ đó, tạo ra cảm giác yên tĩnh và thư giãn, giúp mang lại không gian vừa phong cách, kiểu dáng vừa ấm áp, lôi cuốn.

Phong cách thiết kế Transitional
Phong cách thiết kế Transitional (Nguồn Pinterest)

7. Phong cách thiết kế nội thất chiết trung (Eclectic)

Là một trong 33 phong cách thiết kế nội thất được ưa chuộng sử dụng, Phong cách chiết trung đầy tính nghệ thuật, sáng tạo và tự do bởi nó là sự kết hợp của nhiều phong cách khác nhau. Chính sự kết hợp này đã tạo nên nét độc đáo và khơi gợi sự sáng tạo nhưng cũng trở thành thử thách đối với người thiết kế vì có thế tạo ra một không gian lộn xộn. Để giải quyết vấn đề này, thủ pháp layering được ứng dụng để tạo nên sự phân lớp rõ ràng cho không gian eclectic. – Trong không gian thiết kế theo phong cách chiết trung, các đồ nội thất và màu sắc được kết hợp từ các thời kỳ thể hiện cá tính của người sử dụng.

sử dụng vật liệu đa dạng trong phong cách thiết kế chiết trung
Phong cách chiết trung (Nguồn Internet)

8. Phong cách thiết kế nội thất đương đại

Phong cách thiết kế đương đại không ngừng phát triển và thay đổi để phù hợp với xu hướng của hiện tại. Bằng cách kết hợp các yếu tố từ các phong cách khác, không gian đương đại rất độc đáo, thú vị.  Vì có tính “thời điểm” nên  phong cách đương đại không có quy luật về việc chọn vật liệu, màu sắc, kiểu dáng – nó luôn thay đổi, “vay mượn” từ phong cách khác “bắt trend” để phù hợp với xu hướng hiện tại.

Phong cách đương đại được ưa chuộng bởi tính "bắt trend" qua ứng dụng bộ màu của năm 2021 - vàng xám
Phong cách đương đại được ưa chuộng bởi tính “bắt trend” qua ứng dụng bộ màu của năm 2021 – vàng xám

9. Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp (Industrial)

Phong cách công nghiệp là một phong cách khá quen thuộc hiện nay. Lấy cảm hứng từ những nhà máy, công xưởng cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, đây là một thiết kế tập trung vào hoàn thiện chức năng trước sau đó mới đến hình thức bên ngoài.

Các yếu tố trong thiết kế thường liên quan đến công nghiệp: vật liệu xây dựng thô như gạch thô, đường ống, kim loại lộ ra ngoài. Về kiến trúc những không gian này thường có trần nhà cao, cửa sổ lớn và nhiều không gian tự do. Màu sắc có xu hướng sử dụng các màu trung tính với những bức tường sáng màu và đồ nội thất sẫm màu hơn.

Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp
Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp

10. Phong cách thiết kế nội thất tối giản (Minimalist)

Phong cách thiết kế nội thất tối giản ứng dụng chủ nghĩa tối giản – triết lý thiết kế “Less is more” đã tác động tới việc  tạo ra không gian sáng sủa, sạch sẽ, không lộn xộn. Tối giản ở đây không có nghĩa là cắt giảm mọi thứ tiêu cực mà nên hiểu là cách chọn lọc để chỉ giữ lại những thứ thật sự cần thiết.

Phong cách minimalist sử dụng chủ yếu là các đường thẳng sạch sẽ, gọn gàng và sở hữu bảng màu “hạn chế” gồm các bảng màu trung tính hoặc tinh khiết như đen và trắng giúp mang lại không gian tươi sáng 

phong cách thiết kế nội thất tối giản
Triết lý “Less is More”

11. Phong cách thiết kế nội thất Scandinavian

Phong cách thiết kế nội thất Scandinavian tập trung vào 3 yếu tố chính là công năng, sự đơn giản và vẻ đẹp. Mặc dù các thiết kế hướng nhiều tới sự đơn giản nhưng không gian vẫn đảm bảo được sự sang trọng, ấm áp, gần gũi. Để đạt được điều này, phong cách sử dụng những đường nét sạch sẽ, gọn gàng, màu sắc trung tính cùng sử dụng vật liệu tự nhiên, ấm áp với kiểu dáng đẹp, tinh tế.

Scandinavian - một trong 33 phong cách thiết kế nội thất
Văn phòng Nordea được thiết kế theo phong cách Scandinavian – một trong 33 phong cách thiết kế được ưa chuộng hiện nay

12. Phong cách thiết kế nội thất tối đa (Maximalist)

Thiết kế nội thất theo chủ nghĩa tối đa, khi được thực hiện tốt, sẽ mang lại sự phân lớp màu sắc và kết cấu chuyên nghiệp và tạo ra một thẩm mỹ ngoạn mục, ấn tượng. Tuy nhiên, chủ nghĩa tối đa không có nghĩa là “vô tổ chức”, quá nhiều hoặc không gọn gàng, mà phong cách này tạo sự cân bằng và gắn kết không gian bằng cách chọn một chủ đề chính hoặc tạo sự đối xứng.

Chủ nghĩa tối đa trong không gian làm việc
Chủ nghĩa tối đa trong không gian làm việc (Nguồn Internet)

13. Phong cách thiết kế nội thất Hitech

Phong cách nội thất Hitech được ra đời vào những năm 70-80 của thế kỷ 20 khi Việt Nam bước vào thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nền kinh tế có những bước phát triển nổi trội trong công nghệ, gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể.

Trong phong cách thiết kế nội thất Hitech, hệ thống đèn trường, đèn trần, các thanh kim loại sáng bóng, hay những mặt kính phản chiếu luôn là điểm độc đáo, giúp thu hút và khiến người dùng yêu thích. Từ đó, những không gian Hitech mang nét hiện đại, đậm tính công nghệ và đậm tính độc đáo, sáng tạo.

Ánh sáng trong phong cách thiết kế Hi tech
Hệ thống đèn trần, tường cùng các thanh ánh sáng góp phần tạo nên vẻ đẹp công nghệ của phong cách Hitech

14. Phong cách thiết kế nội thất cao cấp (Luxury)

Phong cách cao cấp (Luxury) được xem là một bước đột phá từ việc đưa yếu tố cổ điển vào thiết kế kiến trúc, nội thất văn phòng nhưng được biến tấu để trở nên mới mẻ, hiện đại mà vẫn giữ nguyên đẳng cấp, sang trọng của không gian.

Xu hướng thiết kế văn phòng cao cấp đang được các doanh nghiệp, công ty lớn hoặc có tài chính dồi dào rất ưa chuộng.

Phòng họp được thiết kế sang trọng và tối giản với màu sắc trung tính
Phòng họp trong văn phòng cao cấp được thiết kế sang trọng và tối giản với màu sắc trung tính

15. Phong cách thiết kế nội thất Art Deco

Phong cách thường được đặc trưng bởi hình tròn, các đường cong nghệ thuật, tông màu phong phú và được tạo điểm nhấn bằng các yếu tố đồng thau sáng trong nội thất và tính đối xứng nghệ thuật. Có thể thấy những chiếc ghế lượn sóng là một dấu ấn của phong này.

Việc sử dụng đường cong và tính đối xứng thay vì đường thẳng tạo ra một không gian gần gũi và thân mật hơn. 

Phong cách Art Deco - 1 trong 33 phong cách thiết kế được yêu thích hiện nay
Phong cách Art Deco – 1 trong 33 phong cách thiết kế được yêu thích hiện nay

16. Phong cách thiết kế nội thất xanh Eco

Nằm trong 33 phong cách thiết kế nội thất được ưa chuộng, thiết kế văn phòng xanh theo phong cách ECO là việc đưa cây xanh, thiên nhiên vào phòng làm việc nhằm đem đến sự thoáng đãng, trong lành, gần gũi thiên nhiên, hướng tới việc tạo ra một môi trường sống hài hòa giữa con người và không gian.

Bên cạnh đó, văn phòng xanh cũng tạo dựng văn hóa, lối sống xanh trong các doanh nghiệp, nâng cao tinh thần bảo vệ môi trường.

Không gian xanh tại văn phòng Jacada
Không gian xanh tại văn phòng Jacada

17. Phong cách thiết kế nội thất duyên hải

Thiết kế lấy cảm hứng từ các bãi biển ngày nay và tập trung vào việc truyền tải không khí thoáng đãng và êm dịu của bờ biển. Màu sắc sử dụng trong phong cách này thường dựa trên nền tảng màu trắng, sắc nét được xếp lớp với màu xanh lam lấy cảm hứng từ biển và bầu trời cũng như màu nâu đất và xanh lá cây. Cảm giác tổng thể phải sạch sẽ và nhẹ nhàng — hiện thân của một luồng không khí trong lành, mặn mòi từ biển cả.

Giống như màu sắc, vật liệu trong thiết kế ven biển cũng thuộc bắt nguồn từ tự nhiên. Các vật liệu như gỗ, đay, vải lanh, bông và thủy tinh đều rất phổ biến. Và ánh sáng được cho là yếu tố quan trọng nhất của nội thất ven biển hiện đại: Tận dụng rất nhiều ánh sáng tự nhiên, rực rỡ. 

Phong cách thiết kế duyên hải
Nguồn Internet

18. Phong cách thiết kế trang trại

Phong cách trang trại xây dựng đường nét dựa trên nét đẹp ấm áp và có chút hoài cổ của những ngôi nhà nông trại ấm cúng ở vùng nông thôn bình dị của Tây và Bắc Âu.

Không gian của phong cách thiết kế trang trại mang lại cảm giác nhẹ nhàng, mộc mạc, gọn gàng, ấm cúng. Điều này đạt được nhờ sử dụng tông màu nhẹ nhàng, trung tính; nội thất từ vật liệu tự nhiên hoặc tái sử dụng và cân bằng giữa yếu tố cổ điển và hiện đại.

Phong cách thiết kế trang trại (nguồn Internet)
Phong cách thiết kế trang trại (nguồn Internet)

19. Phong cách thiết kế Hamptons

Phong cách Hamptons lấy tên từ quận Hamptons của Long Island, Mỹ, là địa điểm nghỉ dưỡng mùa hè nổi tiếng của những người giàu có ở New York. Một không gian theo phong cách Hamptons sẽ có đồ nội thất với tỷ lệ lớn, phong cách thiết kế lấy cảm hứng từ biển cả và chỗ ngồi ngoài trời. Bảng màu nhẹ nhàng, thoáng mát với các sắc thái trung tính mát mẻ kết hợp với xanh lam và xanh lá cây. Đồ nội thất thường có màu trắng hoặc màu be. Các họa tiết sọc xanh và trắng cho gối, cửa sổ lớn, ghế sofa sang trọng màu trắng và gỗ sơn trắng cũng là những đồ đạc phổ biến của phong cách Coastal / Hampton cổ điển.

33 phong cách thiết kế nội thất
Phong cách thiết kế Hamptons (Nguồn Internet)

20. Phong cách thiết kế Bohemian

Bohemian là một phong cách phổ biến cho thiết kế và thời trang. Nó phản ánh một lối sống vô tư với ít quy tắc, luôn làm theo mong muốn của người sử dụng.

Những không gian theo phong cách Bohemian có thể bao gồm đồ nội thất đa năng, hệ thống đèn chiếu sáng, các chi tiết khác lấy cảm hứng từ các khu vực trên toàn thế giới, đặc biệt những nơi có dấu ấn với chủ sở hữu không gian.

Phong cách thiết kế Bohemian
Phong cách thiết kế Bohemian (Nguồn Offilelovin)

21. Phong cách thiết kế nội thất Shabby Chic

Phong cách Shabby Chic là sự pha trộn giữa nét quyến rũ kiểu baroque và nét quyến rũ mộc mạc được tạo nên từ đồ nội thất cổ, thiên nhiên, mộc mạc và kết hợp các điểm nhấn trang trí công phu. Shabby Chic là một phong trào phóng túng đã trở thành một trong những phong cách được yêu thích nhất của giới sành điệu, trẻ trung và thời trang. Đó là một biểu hiện của phong cách sống tổng thể cũng như một sự lựa chọn trong thiết kế.

Một trong 33 phong cách thiết kế nội thất được ưa chuộng
Phong cách Shabby Chic (Nguồn Decoist)

22. Phong cách thiết kế nội thất Retro 

Một trong 33 phong cách nội thất tiêu biểu nhất mà không thể không nhắc đến đó chính là phong cách nội thất Retro. Phong cách Retro xuất hiện khá sớm, từ những năm 50, 60 của thế kỷ trước. Những gam màu tươi vui, nổi bật, chính là điều đã tạo nên vẻ đẹp đặc trưng và đầy ấn tượng cho phong cách này đối với người dùng.

Văn phòng Retro mang đến một không gian làm việc hiện đại, mới mẻ, trẻ trung, vừa thanh lịch, vừa tinh tế, mang một chút hơi thở cổ điển. Đặc trưng của phong cách này thường sử dụng những gam màu nguyên bản như xanh, trắng, đen, đỏ,… kết hợp đối lập nhau để tạo nên vẻ đẹp rực rỡ và năng động cho không gian làm việc.

Không gian gây ấn tượng bởi họa tiết kẻ sọc đẹp mắt của thảm trải sàn kết hợp hài hòa với đồ nội thất có màu sắc nổi bật như đỏ, vàng, mang đặc trưng của phong cách thiết kế Retro - Matador Offices (New York, Mỹ)
Không gian gây ấn tượng bởi họa tiết kẻ sọc đẹp mắt của thảm trải sàn kết hợp hài hòa với đồ nội thất có màu sắc nổi bật như đỏ, vàng, mang đặc trưng của phong cách thiết kế Retro – Matador Offices (New York, Mỹ)

23. Phong cách thiết kế nội thất Vintage

Cũng giống như phong cách Retro, phong cách thiết kế nội thất Vintage là sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại. Tuy nhiên, hai phong cách này hoàn toàn khác nhau. Nếu như phong cách Retro mang bản chất cổ điển nhưng vẫn có nét hiện đại thì phong cách Vintage hoàn toàn trái ngược với bản chất là hiện đại nhưng mang hơi hướng hoài niệm quá khứ.

Phong cách thiết kế nội thất Vintage tận dụng các đồ dùng cũ để làm mới không gian mà không tạo cho chúng ta cảm giác lỗi thời, lạc hậu. Phong cách mang tới cho gia chủ cảm giác thư thái, nhẹ nhàng, dễ chịu.

Nội thất thường được sử dụng mang dấu ấn thời gian, những món đồ truyền thống, cơ bản không cầu kỳ, chi tiết.

Phong cách thiết kế Vintage kết hợp giữa cổ điển và hiện đại (Nguồn Internet)
Phong cách thiết kế Vintage kết hợp giữa cổ điển và hiện đại (Nguồn Internet)

24. Phong cách thiết kế nội thất mộc mạc (Rustic)

Phong cách mộc mạc ủng hộ sự đơn giản và chân thực trong thiết kế. Mọi thứ trong không gian được thiết kế một cách tự nhiên và bình dị, màu nâu của đất hay những màu tự nhiên và đây là sự tìm kiếm vẻ đẹp vượt thời gian từ sự không hoàn hảo và tự nhiên.

Không gian đậm chất mộc mạc từ văn phòng Client Earth
Không gian đậm chất mộc mạc từ văn phòng Client Earth

25. Phong cách thiết kế nội thất đồng quê

Sự ấm cúng là chìa khóa khi thiết kế nội thất theo phong cách đồng quê, vì những không gian này gợi lên sự chân thật, ấm áp, thanh bình của một làng quê. Như vậy, phong cách này có thể bắt nguồn từ các truyền thống của các khu vực khác nhau và do đó có thể thay đổi đáng kể ở các khu vực khác nhau. Tuy nhiên, không gian phong cách này mang lại sự ấm áp, uyển chuyển và cân bằng. 

Màu sắc ấm áp, pastel ngọt ngào và các loại vải có hoa văn được ưa chuộng, cũng như các bức tường bằng giấy hoặc giấy nến. Gỗ, đồ gốm và một loạt các vật liệu tái chế nằm trong những không gian này, được chạm khắc theo đặc điểm mang đặc trưng của vùng miền.

Ống khói - nét đặc trưng của phong cách thiết kế đồng quê tại Châu Âu và Châu Mỹ
Ống khói – nét đặc trưng của phong cách thiết kế đồng quê tại Châu Âu và Châu Mỹ

26. Phong cách thiết kế nội thất Địa Trung Hải

Địa Trung Hải là một khu vực rộng lớn và đa dạng, vì vậy cái nhìn này có thể mở ra một số cách giải thích. Các đặc điểm chính của không gian theo phong cách Địa Trung Hải là tông màu ngọc, vải dệt hoa văn và gạch bông, dầm trần lộ ra ngoài và không gian sống truyền cảm hứng cho việc thư giãn và trò chuyện.

Màu xanh ngọc trong thiết kế nội thất Địa Trung Hải
Màu xanh ngọc trong thiết kế nội thất Địa Trung Hải

27. Phong cách thiết kế nội thất Pháp

Phong cách thiết kế nội thất Pháp là một trong những phong cách có ảnh hưởng lớn trong lịch thiết kế. Được đánh dấu bởi phong cách thiết kế của các thời đại Louis XIV, XV và XVI (khoảng cuối thế kỷ 17, 18 và đầu thế kỷ 19), phong cách này rất được tôn trọng vì đồ nội thất được chế tác tinh xảo, chạm khắc phức tạp và mạ vàng sang trọng. Tính đối xứng và các yếu tố tân cổ điển đem lại nét đặc trưng không trộn lẫn trong 33 phong cách thiết kế nội thất được tổng hợp.

Trần nhà được chạm khắc tinh xảo trong phong cách thiết kế France
Trần nhà được chạm khắc tinh xảo trong phong cách thiết kế France (Nguồn Pinterest)

28. Phong cách thiết kế nội thất Parisian

Phong cách thiết kế này là tất cả về thành phố lãng mạn và tràn ngập ánh sáng. Paris là một trong những thành phố mang tính biểu tượng nhất thế giới và nổi tiếng về thời trang, ẩm thực, kiến ​​trúc mang tính biểu tượng và tôn vinh nghệ thuật và sự đổi mới. Nội thất lấy cảm hứng từ Paris mang đến sự tinh tế, lãng mạn và cầu kỳ trong từng chi tiết. Đặc biệt trong không gian theo phong cách Parisian luôn tràn ngập ánh sáng, mang lại nguồn năng lượng tích cực cho người sử dụng.

 không gian làm việc ở Paris này có những nét cổ điển như trần được trang trí công phu và sàn lát gỗ kết hợp với thẩm mỹ hiện đại, tối giản và màu sắc nổi bật.

Phong cách thiết kế nội thất Parian
Nguồn Internet

29. Phong cách thiết kế nội thất Scandi Fornian

Nằm trong top 33 phong cách thiết kế nội thất được yêu thích hiện nay, Scandi Fornian là sự pha trộn độc đáo từ một chút yếu tố ven biển, công nghiệp, phóng túng và hiện đại với một số yếu tố của phong cách Scandinavian, với trọng tâm là tạo ra một không gian nhẹ nhàng và êm dịu. Những màu sắc chủ yếu của phong cách này là màu trung tính kết hợp tông gỗ sáng màu, kim loại đen làm nổi bật.

Kết hợp phong cách Scandinavian và phong cách Canifornia tạo nên không gian tối giản
Kết hợp phong cách Scandinavian và phong cách Canifornia tạo nên không gian nhẹ nhàng, tối giản, tiện nghi, mang chút xanh mát của biển.

30. Phong cách thiết kế Hollywood Regency

Hollywood Regency là một phong cách thiết kế nội thất lộng lẫy bắt nguồn và phổ biến nhất ở California từ giữa thế kỷ XX.

Thiết kế được lấy cảm hứng chủ yếu từ những dinh thự lộng lẫy của các ngôi sao điện ảnh “Kỷ nguyên vàng” của điện ảnh. Phong cách thiết kế này có thể kết hợp một số đặc điểm của thiết kế thời Victoria, bao gồm đồ nội thất sang trọng, nhung, áo choàng và đồ cổ. Các bảng màu đặc biệt đậm – hãy nghĩ đến màu tím, đỏ và xanh ngọc.

Sự kết hợp màu sắc có độ tương phản cao – hồng đậm và xanh kelly, đen và trắng, xanh ngọc và vàng chanh – là một trong những đặc điểm đáng chú ý nhất của phong cách. Đèn chùm lớn, đồ gỗ màu đen bóng cao hoặc được tráng gương và vải bọc chân nội thất là những đặc điểm chính của phong cách này. Đó cũng là lý do giúp Hollywood Regency nằm trong 33 phong cách thiết kế nội thất được ưa chuộng năm 2021.

Phong cách thiết kế nội thất Hollywood
Nguồn Internet

31. Phong cách thiết kế nội thất truyền thống Á Đông

Phong cách thiết kế Á Đông chịu nhiều sự ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa. Vì vậy, những doanh nghiệp theo thiết kế này thường xây dựng những không gian làm việc mang sự tối giản. Tối giản ở đây là về cả màu sắc, vật liệu, nội thất lẫn không gian.

Thiết kế văn phòng truyền thống Á Đông có những đặc điểm như: Nội thất đơn giản tinh tế, không gian được thiết kế chú trọng yếu tố phong thủy.

Các nét hoạ tiết trên từng được lấy cảm hứng từ nhà Thanh tại Co Working SOHO 3Q tại Bắc Kinh, Trung Quốc
Các nét hoạ tiết trên từng được lấy cảm hứng từ nhà Thanh tại Co Working SOHO 3Q tại Bắc Kinh, Trung Quốc

32. Phong cách thiết kế Zen

Mang những nguyên lý cốt lõi của triết lý truyền thống Nhật Bản vào cuộc sống, nội thất phong cách Zen, giống như tên gọi của chúng, là sự cân bằng, hài hòa và cân nhắc.

Mọi đường nét, hình thức và bề mặt đều được đặt cẩn thận và hiệu quả, không có sự rườm rà. Màu sắc nhẹ nhàng và có tông màu tự nhiên, với sự hài hòa về màu sắc và tính liên tục giúp cân bằng các bề mặt và không gian. Vật liệu chủ yếu trong không gian có tính chất thiên nhiên như gỗ và sợi tự nhiên. Từ đó, không gian theo phong cách Zen gần gũi với thiên nhiên, đảm bảo hài hoà chức năng và thẩm mỹ.

Phong cách Zen trong thiết kế
Phong cách Zen trong thiết kế

33. Phong cách thiết kế nội thất Đông Dương (Indochine)

Khoảng thời gian là thuộc địa của Pháp đã mang lại cho lịch sử của nước ta những trang sử đau thương, nhưng ở một khía cạnh khác về văn hóa kiến trúc, thì người Pháp cũng đã để lại cho chúng ta nhiều công trình tiêu biểu và cùng với đó là một phong cách thiết kế được kết hợp hài hòa giữa văn hóa phương Tây và truyền thống của phương Đông. Đó chính là phong cách Đông Dương.

Không gian thiết kế theo phong cách Đông Dương thường mang sự tinh tế, đơn giản mà không làm mất đi sự gần gũi. Đồ nội thất thường được thiết kế từ các chất liệu sẵn có, gần gũi, thân thuộc với cuộc sống của người dân nước ta: gạch nung, mây, tre đan, gỗ, … Màu sắc đặc trưng của phong cách này là gam màu trung tính như màu nâu, trắng hay vàng nhạt. Đôi khi màu đỏ của gạch nung cũng được giữ nguyên để tạo nên nét trang nghiêm.

Phong cách Đông Dương
Phong cách thiết kế nội thất Đông Dương (Nguồn Internet)

Kết

Trên đây là 33 phong cách thiết kế nội thất được ưa chuộng hiện nay, chúng tôi hi vọng qua bài viết này mọi người có thể hiểu hơn về các phong cách và có thể lựa chọn cho dự án của mình một phong cách phù hợp.

5/5 - (2 bình chọn)
Please follow and like us:
Pin Share