Thiết kế văn phòng kiểu Nhật mang những đặc trưng riêng nên để thể hiện đúng nhất tinh thần của không gian chúng ta cần lựa chọn phong cách thiết kế phù hợp. Bài viết này sẽ cung cấp đến bạn thông tin về đặc trưng của các văn phòng kiểu Nhật và đặc điểm của các phong cách thiết kế phù hợp với mô hình văn phòng này.
Sự tối giản của người Nhật có nguồn gốc từ thiền tông, lâu dần nó không chỉ trở thành lối sống mà còn ảnh hưởng đến những thiết kế nội thất tại Nhật Bản và các quốc gia khác.
Văn phòng làm việc, nơi con người cần sự tập trung để nâng cao năng suất làm việc nhưng cũng cần thư giãn để giảm thiểu sự căng thẳng, một không gian tối giản làm lựa chọn phù hợp cho cả hai nhu cầu trên. Tối giản tức loại bỏ những thứ không cần thiết để tập trung vào công năng, tạo nên những khoảng trống. Khoảng trống trong thiết kế nội thất giúp hạn chế xao nhãng bởi những chi tiết không cần thiết, tăng sự tập trung của con người đối với công việc cũng như sự kết nối của con người với không gian.
Vậy nên, “less is more”!
Khi những thứ không cần thiết được loại bỏ, không gian trở nên gọn gàng và có trật tự. Trong các thiết kế văn phòng kiểu Nhật luôn đề cao tính trật tự của nội thất, sự cân bằng về màu sắc, ánh sáng và cân bằng về con người với thiên nhiên.
Thiết kế kiểu Nhật chú trọng đến mối liên hệ giữa không gian và thiên nhiên. Một cách hữu hiệu để duy trì mối liên hệ với thiên nhiên là mang thiên nhiên vào không gian làm việc bằng nhiều cách thức như sử dụng cây xanh hay vật liệu thiên nhiên. Để tạo mối liên hệ với truyền thống Nhật Bản, các loại cây cảnh như bonsai, tre cảnh – loại cây truyền thống của Nhật Bản sẽ mang lại cho không gian một nét Nhật nhỏ. Có thể thấy các vật liệu được sử dụng phổ biến của các văn phòng là tre, nứa… – những vật liệu phổ biến tại Nhật Bản.
Xuất phát từ thiết kế Nhật Bản, các văn phòng kiểu Nhật ít nhiều thể hiện những nét đặc trưng của văn hóa Nhật. Văn hóa Nhật Bản thể hiện sự tôn kính với các truyền thống cổ xưa, khắc sâu chủ nghĩa tối giản và thiền, đồng thời sống hòa hợp với thiên nhiên. Ví dụ các văn phòng kiểu Nhật sở hữu không gian Trà đạo ấn tượng qua đó thể hiện các nghi lễ và lối sống trà cổ không chỉ của người Nhật mà còn của rất nhiều người yêu văn hóa uống trà của họ. Không gian trà đạo thường được thiết kế theo hình thức truyền thống có một chút hoài cổ với nội thất tối giản và truyền thống ngồi trên chiếu tatami hay đệm được làm thủ công.
Với đặc điểm về không gian văn phòng như vậy, DPLUS đưa ra 04 phong cách thiết kế phù hợp với kiểu văn phòng trên. Các phong cách được chúng tôi chia thành các phong cách thiết kế riêng lẻ và các phong cách thiết kế kết hợp.
Phong cách thiết kế Nhật Bản truyền thống được hình thành trên nền tảng văn hóa vững chắc là tín ngưỡng tôn giáo Thần đạo, thiền tông Nhật Bản và tính thẩm mỹ wabi-sabi.
Hệ thống tín ngưỡng của Thần đạo xoay quanh linh hồn trong mọi sự vật, hiện tượng, con người, điều này khiến cho mọi nội thất trong không gian đều được làm chi tiết, tỉ mỉ và được thổi hồn vào chúng. Những đồ nội thất trong không gian được thiết kế theo phong cách Nhật Bản truyền thống thường được làm thủ công bằng các vật liệu được lấy từ nhiên nhiên, có thể kể đến như chiếu tre được đan tay, bàn ghế làm thủ công từ mây hay các loại gỗ tự nhiên…
Thiền tông Nhật Bản (Japanese Zen) được thực hành thông qua tĩnh lặng tâm, tập trung và thiền định. Nó mang cái nhìn sâu sắc, trực tiếp vào bản chất của không gian và sự thật thông qua việc xây dựng vẻ ngoài tối giản và mang tính thiền vào trong thiết kế. Zen được đánh dấu bởi sự đơn giản và cân bằng, chính vì vậy, không gian đặc trưng trong những văn phòng theo phong cách truyền thống được lược bỏ các chi tiết không cần thiết, mang lại không gian đơn giản, yên tĩnh và tập trung.
Đặc biệt, thiền tông Nhật Bản đề cao tính “Ma” trong vật chất và đồ vật. “Ma” có thể tạm dịch là khoảng trống hay khoảng dừng. Nó nắm bắt bản chất dựa trên việc loại bỏ những thứ không cần thiết để tập trung, trân trọng những giá trị đơn giản của cuộc sống. Ứng dụng tính “Ma” trong thiết kế văn phòng, không gian hiện lên với nhiều khoảng trống giữa các nội thất, vừa đủ để cảm nhận, chiêm nghiệm và thấy thoải mái.
Thẩm mỹ wabi-sabi đề cập đến vẻ đẹp của sự không hoàn hảo và vô thường. Đó là một cách nhìn nhận vẻ đẹp hoang sơ, nguyên bản và đón nhận sự trọn vẹn đơn sơ mà cách tự nhiên và vạn vật vận hành. Thẩm mỹ Wabi-sabi hướng sự tập trung của con người đến những vật dụng thực sự cần thiết để tâm trí không còn bị thao túng bởi vật chất. Trong phong cách này, người ta đề cao sự bền bỉ, hữu dụng của đồ vật.
Đặt cả ba lại với nhau, chúng mang đến một phong cách khắc sâu chủ nghĩa tối giản và tính Thiền, đồng thời chấp nhận sự không hoàn hảo, sống hòa hợp với thiên nhiên.
Lấy cảm hứng từ tính “Ma” trong thiết kế Nhật Bản, phong cách Minimalist ứng dụng chủ nghĩa tối giản, là việc tạo ra một không gian mà ở đó không có sự cầu kỳ, rườm rà, mọi thứ được sử dụng vừa đủ, đơn giản để tập trung vào công năng.
Không gian thiết kế theo phong cách tối giản hiện lên với nhiều khoảng trống, đơn giản tràn ngập ánh sáng. Màu sắc trong văn phòng được sử dụng tiết chế, ưu tiên sử dụng các màu đơn sắc, trung tính như trắng, xám, be… góp phần tạo một không gian đơn giản, trung hòa. Phong cách ra đời gắn với sự xuất hiện của vật liệu hiện đại, nên có thể thấy đa phần các nội thất được làm từ những yếu tố mang tính công nghiệp như kính, sắt, thép, bê tông…
Đặc biệt, phong cách tối giản mang lại lợi ích dễ dàng kết hợp với các bộ môn và hệ thống tín ngưỡng khác nhau, ví dụ như Cơ Đốc giáo, Phật giáo hay bộ môn Yoga, thiền định và các triết lý cổ đại như Chủ nghĩa Khắc kỷ… để tạo ra những phong cách mới kết hợp sự tối giản hiện đại với những yếu tố đặc trưng riêng của khu vực.
Có thể nhận thấy cả 02 phong cách trên có nhiều nét tương đồng, đều đem sự tối giản vào thiết kế. Tuy nhiên xét về nhiều khía cạnh chúng có những điểm khác nhau rõ rệt:
Phong cách thiết kế Nhật Bản hình thành dựa trên 3 yếu tố gồm Hệ thống tín ngưỡng Thần Đạo; Thiền tông Nhật Bản và Thẩm mỹ wabi-sabi để mang đến không gian làm việc tối giản, gần gũi thiên nhiên và thiền định. Phong cách tối giản ra đời sau ảnh hưởng từ chính yếu tố “Ma” trong thiền tông Nhật Bản, loại bỏ những yếu tố không cần thiết để giúp không gian làm việc gọn gàng, khoáng đạt
Một trong những yếu tố dễ nhận biết để phân biệt 02 phong cách trên đó là vật liệu thiết kế. Phong cách Nhật Bản truyền thống chịu ảnh hưởng từ thẩm mỹ wabi-sabi nên thiết kế tạo sự gắn kết mạnh mẽ với thiên nhiên qua việc sử dụng nhiều cây xanh và vật liệu tự nhiên như tre, nứa, gỗ… Phong cách tối giản ra đời cùng sự phát triển của vật liệu công nghiệp nên vật liệu thiết kế đa phần sẽ được làm công nghiệp bằng kính, kim loại, bê tông.
Phong cách kết hợp giúp lựa chọn những đặc điểm phù hợp nhất của hai hay nhiều phong cách để sử dụng đúng với nhu cầu, yêu cầu của bạn. Dưới đây là 02 phong cách kết hợp từ các phong cách đơn trên phù hợp với thiết kế văn phòng kiểu Nhật mà bạn có thể tham khảo.
Là sự kết hợp phong cách Nhật Bản truyền thống và phong cách thiết kế tối giản (minimalist), phong cách Zen mang đến một không gian thư giãn, chiêm nghiệm và cân bằng thị giác.
Với sự kết hợp giữa hai phong cách kể trên, phong cách Zen tập trung vào việc tạo ra một không gian tối giản và mang tính thiền vào không gian. Văn phòng thiết kế theo phong cách Zen sẽ sử dụng vật liệu thiết kế đa dạng hơn, đó có thể là vật liệu tự nhiên kết hợp với các vật liệu công nghiệp để mang lại sự tiện dụng và hợp thời hơn trong thời điểm hiện tại.
Phong cách Zen giữ nguyên việc áp dụng tính Thiền vào trong thiết kế như phong cách Nhật Bản truyền thống. Thiền trân trọng khoảnh khắc hiện tại, giúp giải tỏa căng thẳng, tập trung hơn trong công việc. . Tính thiền được thể hiện thông qua không gian yên tĩnh đến từ những khoảng lặng của không gian và thiên nhiên.
Chính vì vậy, không gian được thiết kế mở, không giới hạn mang lại hiệu quả tích cực đối với công việc và tinh thần làm việc của nhân viên, hạn chế được stress và sự bí bách, bế tắc trong tư duy. Văn phòng sử dụng các màu trung tính và nhẹ nhàng trắng, nâu hay be trong không gian tràn ngập ánh sáng tự nhiên và cây xanh giúp con người bình yên, tĩnh lặng và tập trung vào hiện tại.
Japandi là phong cách kết hợp giữa các yếu tố của phong cách thiết kế Nhật Bản và phong cách Scandinavian, do đó tên gọi là sự kết hợp tên của 2 phong cách. Thiết kế truyền thống Nhật Bản mang lại sự tập trung vào không gian tối giản (có thể không hoàn hảo) với vật liệu tự nhiên được xử lý thủ công và đề cao tính thiền trong thiết kế. Phong cách Scandinavian tập trung vào tính đơn giản, công năng, thẩm mỹ và tối ưu chi phí. Thiết kế Nhật Bản sẽ có những yêu cầu cao trong quá trình lên ý tưởng và thiết kế, còn thiết kế Scandinavian được sử dụng phổ biến, rộng rãi hơn bởi sự đa năng, đơn giản.
Phong cách Japandi ra đời không chỉ kết hợp các đặc điểm của 2 phong cách mà còn cân bằng chúng để tạo ra sự gắn kết. Vai trò của phong cách thiết kế văn phòng Nhật Bản mang lại sự ấm áp, gần gũi cho bản chất thiết kế khắc nghiệt đến từ vùng Scandinavia, ngược lại các yếu tố của Scandinavian mang đến sự kết hợp giúp phong cách trở nên Tây hơn và sử dụng rộng rãi hơn. Sự kết hợp này còn mang tính thiền vào trong thiết kế với bảng màu gợi lên sự ấm áp, yên bình và tĩnh lặng. Tuy nhiên do ảnh hưởng từ phong cách Scandi nên các màu như hồng, xanh lá cây, xanh lam cũng được sử dụng để tăng độ thẩm mỹ cho văn phòng. Đối với vật liệu để thiết kế văn phòng kiểu Nhật sẽ kết hợp các loại vật liệu đặc trưng của phong cách Nhật Bản như tre, nứa, mây… để mang lại màu sắc Nhật Bản và đem cảm giác ấm cúng, yên bình hơn.
Trong bài viết này chúng tôi mang đến 05 phong cách phù hợp với thiết kế văn phòng kiểu Nhật. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài đọc. Nếu bạn đắn đo lựa chọn phong cách phù hợp cho văn phòng mình, hoặc cần tư vấn chi tiết hơn về các phong cách này hãy liên hệ chúng tôi để được giải đáp cụ thể.
Nguồn ảnh: Pinterest