Hiện nay ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu dẫn đến các công trình xanh và các hệ thống tiêu chuẩn văn phòng xanh được xây dựng để giảm các tác động xấu đến môi trường. Thiết kế văn phòng xanh đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững về môi trường cho các tòa nhà văn phòng cũng như trách nhiệm xã hội cho các công trình xây dựng. Hãy cùng DPLUS tìm hiểu các tiêu chuẩn văn phòng xanh phổ biến hiện nay.

1. Tiêu chuẩn đánh giá văn phòng xanh là gì?

Tiêu chuẩn đánh giá văn phòng xanh là những tiêu chí đánh giá được đề ra khuyến khích các giải pháp kiến trúc văn phòng xanh dựa vào thiên nhiên hay thiết kế thụ động trong việc giải quyết các mục tiêu sức khỏe và tiện nghi cho người sử dụng văn phòng (thay vì đặt nặng vào các giải pháp cơ điện, sử dụng các hệ thống cơ điện hiệu năng cao). 

Theo nghiên cứu, các tòa nhà sử dụng khoảng 40% năng lượng, thải ra 40% lượng khí carbon trên toàn thế giới. Do vậy, việc đưa ra các hệ thống quy chuẩn cho mỗi công trình xây dựng nhằm hạn chế tác động tới môi trường như xu hướng văn phòng xanh là xu thế hiện nay. Nhiều chương trình chứng nhận công trình xanh đã được phát triển để giải quyết các nhu cầu cụ thể của các quốc gia khác nhau. Hai trong số các chương trình chứng nhận công trình xanh toàn diện và phổ biến nhất tại Việt Nam là LEED do Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ (USGBC) tạo ra và LOTUS do Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam (VGBC) phát triển.

Phong cách thiết kế độc đáo được kết hợp giữa phong cách thiết kế hiện đại và đương đại
Tiêu chuẩn đánh giá văn phòng xanh khuyến khích các giải pháp kiến trúc dựa vào thiên nhiên

>> Xem thêm: Ưu và nhược điểm của văn phòng xanh

Cách xây dựng văn phòng xanh từ A – Z

2. Các hệ thống tiêu chuẩn văn phòng xanh quốc tế

2.1 Tiêu chuẩn Thiết kế Năng lượng và Môi trường LEED (1993)

LEED (Leadership in Energy and Environmental Design) là một chương trình chứng nhận công trình xanh được sử dụng trên toàn thế giới, được phát triển bởi Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ (USGBC). Đây là một tiêu chuẩn trong xây dựng nhằm tạo ra những mẫu thiết kế văn phòng xanh tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường sống của con người.

Tiêu chuẩn LEED (Nguồn ảnh: Webbly.com)
Tiêu chuẩn LEED (Nguồn ảnh: Webbly.com)

Những tiêu chí đánh giá điểm và hạng mục thông qua hệ thống tiêu chuẩn LEED:

TTTiêu chuẩnĐiểm
01Vị trí xây dựng bền vững/ Sustainable site (SS)26
02Tận dụng nguồn nước hiệu quả/ Water Efficiency (WE)10
03Tận dụng và tái tạo nguồn năng lượng/Energy & Atmosphere (EA)35
04Tiết kiệm tài nguyên và nguyên vật liệu/Material & Resources (MR)14
05Bảo đảm không khí và môi trường sống/Indoor Environment Quality (IE)14
06Cập nhật và tối ưu hóa thiết kế/Innovation & Design (ID)06 (tặng)
07Khu vực ưu tiên/Regional Priority (RP)04 (tặng)
 TỔNG SỐ ĐIỂM110

Số điểm đạt được xác định cấp độ Chứng chỉ LOTUS của các dự án. Có bốn cấp độ chứng nhận được chuẩn hóa là 40% (Chứng nhận LOTUS), 55% (LOTUS Bạc), 65% (LOTUS Vàng) và 75% (LOTUS Bạch kim) trên tổng số điểm hiện có.

Càng tích nhiều điểm lợi ích cho các dự án càng cao. Các dự án có nhiều điểm hơn sẽ được giảm các chi phí vận hành (tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước, cải thiện bảo trì, v.v.).

2.2 Tiêu chuẩn xây dựng WELL (2017):

WELL Building Standard là một tiêu chuẩn đánh giá thiết kế toà nhà văn phòng kiến trúc không gian văn phòng làm việc của Mỹ dựa trên việc cải thiện sức khỏe và hạnh phúc của con người trong khi tích hợp các tiêu chuẩn công trình xanh hiện có như LEED và Living Building Challenge. 

Vai trò của tiêu chuẩn văn phòng xanh WELL đặt trọng tâm vào sức khỏe của người sử dụng tại nơi làm việc và tạo ra tiêu chuẩn để xây dựng môi trường làm việc lành mạnh do chúng ta đang dành rất nhiều thời gian làm việc trong văn phòng. Nó phù hợp với cuộc sống hiện đại ngày nay khi con người ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề sức khỏe và môi trường.

WELL đánh giá xây dựng theo 7 hạng mục:

  • Air (Không khí): Tiêu chuẩn đầu tiên cần nỗ lực giảm tác nhân gây ô nhiễm bầu không khí tại nơi làm việc. Những tòa nhà đạt chứng nhận phải thực hiện triệt để công tác thông khí và lọc khí một cách có kế hoạch.
  • Water (Nước): Một trong những hạng mục kiểm tra đánh giá trong tiêu chuẩn WELL là cung cấp môi trường để mọi người trong tòa nhà có được nguồn nước đảm bảo để sử dụng. 
  • Nourishment (Dinh dưỡng): Tiêu chí này nhằm đánh giá môi trường có đảm bảo để nhân viên có những bữa ăn tốt cho sức khỏe hay không. Chứng nhận WELL song song với việc giảm thiểu tối đa những bữa ăn gây hại cho sức khỏe trong văn phòng, đồng thời sắp xếp môi trường hợp lý để có thể dễ dàng có những bữa ăn tốt cho sức khỏe.
  • Light (Ánh sáng): Ánh sáng là yếu tố không thể thiếu đối với nhịp sinh học hàng ngày – hay có thể hiểu là việc duy trì chiếc đồng hồ sinh học trong cơ thể. Thiếu ánh sáng tự nhiên làm rối loạn nhịp điệu ấy, kết quả là làm trạng thái tinh thần của chúng ta trở nên bất ổn, làm giảm thiểu trạng thái tâm lý tích cực. Vậy nên, ý tưởng thiết kế văn phòng xanh này khuyến khích việc đưa ánh sáng tự nhiên vào môi trường nơi làm việc.
  • Fitness (Vận động)
  • Comfort (Thoải mái)
  • Mind (Tinh thần)
Các tiêu chí đánh giá tiêu chuẩn văn phòng xanh WELL
Các tiêu chí đánh giá tiêu chuẩn văn phòng xanh WELL

>> Xem thêm: Thiết kế sân vườn văn phòng xanh

3. Tiêu chuẩn văn phòng xanh LOTUS tại Việt Nam

LOTUS là hệ thống đánh giá công trình xanh được phát triển bởi Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam (VGBC). Tiêu chuẩn xanh LOTUS ra đời với mục đích đánh giá một công trình có đảm bảo được tính thân thiện và bền vững với môi trường. VGBC đã tham khảo các tiêu chuẩn công trình xanh đã được áp dụng thành công ở những nước phát triển trên thế giới như tiêu chuẩn LEED, tiêu chuẩn BREEAM, tiêu chuẩn Green Star,…

Dự án đạt được tổng số điểm và các hạng mục đánh giá nhận được chứng nhận LOTUS theo thứ bậc
Dự án đạt được tổng số điểm và các hạng mục đánh giá nhận được chứng nhận LOTUS theo thứ bậc

Từ đó, VGBC đã xem xét đầy đủ các khía cạnh và chọn lựa những tiêu chí phù hợp với điều kiện khí hậu và môi trường của Việt Nam. Dưới đây là 7 nhóm tiêu chí đánh giá trong tiêu chuẩn xanh LOTUS bao gồm: 

1- Năng lượng:

Tại Việt Nam, nguồn năng lượng chủ yếu được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch – những vật liệu không thể tái tạo được. Do đó, mô hình văn phòng xanh cần đảm bảo sử dụng năng lượng trong công trình một cách hiệu quả.

  • Sử dụng hệ thống thông gió tự nhiên
  • Thiết kế cây xanh trong văn phòng
  • Tích hợp những công nghệ tiết kiệm điện năng vào các công trình
  • Áp dụng những công nghệ quản lý năng lượng tiên tiến và hiệu quả

2- Nước:

Tại Việt Nam, chất lượng nước cũng như nguồn cung ứng thiếu hụt là một trong số nhiều vấn đề được quan tâm nhất hiện nay. Chính vì thế, việc các công trình sử dụng nước một cách tiết kiệm giúp đảm bảo tính thống nhất cho công trình trong quá trình vận hành.

 3- Địa điểm và Môi trường:

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do biến đổi khí hậu. Đồng thời có những khu vực thường xuyên xảy ra nhiều thiên tai như lũ lụt, hạn hán, bão, động đất,…

Do đó, VGBC khuyến khích các công trình xây dựng cần đảm bảo những tiêu chí như sau:

  • Công trình có khả năng chống chịu trước mọi thiên tai
  • Thiết kế các cảnh quan phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương như hệ thống phòng chống ngập lụt, hệ thống giúp giảm thiểu ô nhiễm không khí
  • Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khi thi công
  • Sử dụng những phương tiện giao thông vận tải bền vững

4- Vật liệu và Tài nguyên

5- Sức khoẻ và Sự tiện nghi

6- Cộng đồng

7- Quản lý

Trên đây là các tiêu chuẩn văn phòng xanh quốc tế và tiêu chuẩn xây dựng tại Việt Nam được phát triển tập trung vào khía cạnh xã hội của tính bền vững. Tiêu chuẩn xanh cung cấp một khuôn khổ phân tích cho các nhóm dự án để kết hợp nhiều chiến lược khác nhau, đặt sức khỏe và môi trường làm trọng tâm khi xây dựng và vận hành. DPLUS mong rằng bài viết trên đây sẽ mang đến thông tin hữu ích cho công trình của bạn.

Đánh giá post
Please follow and like us:
Pin Share

Leave a comment