06 tips thiết kế trường mầm non đẹp

Thiết kế trường mầm non đẹp tạo nên những không gian giúp khơi dậy hứng thú học tập và tăng sự tập trung của trẻ trong giờ học. Môi trường học tập được cải thiện sẽ tác động tích cực đến sự phát triển và hiệu suất học tập của trẻ. Dưới đây là các “tips” thiết kế giúp bạn tạo nên một không gian học tập lý tưởng cho trẻ.

1. Thiết kế trường mầm non đẹp và an toàn là yếu tố hàng đầu

Trong thiết kế trường mầm non quốc tế, an toàn luôn là ưu tiên hàng đầu khi thiết kế. Bởi trẻ nhỏ chưa có khả năng tự nhận thức được nguy hiểm cũng như tự bảo vệ bản thân mình nên cần phải lưu ý môi trường xung quanh trẻ đảm bảo an toàn. Ngoài ra, giáo viên cũng nên thường xuyên quan sát trẻ trong quá trình hoạt động để tránh những tình huống nguy hiểm xảy ra.

Thiết kế trường mầm non an toàn
Thiết kế trường mầm non an toàn

#Về thiết kế, lựa chọn nội thất

Piotrowski và Rogers, Trong Thiết kế nội thất thương mại (2010) Piotrowski và Rogers đã đề cập rằng các nhà thiết kế nội thất phải lưu ý an toàn trong thiết kế khi nhắc đến trường học, đặc biệt là đối với môi trường học tập của trẻ. Không gian phòng học cần được bố trí gọn gàng, thoáng mát, hạn chế những vật sắc nhọn để tránh việc các em ở độ tuổi này thường hiếu động và dễ bị thương. Một số lời khuyên khi thiết kế để đảm bảo sự an toàn cho trẻ như: ban công hoặc cửa kính đảm bảo an toàn, kệ tủ cố định, sàn gỗ tránh trượt ngã, nội thất với cạnh bo tròn…

#Về lựa chọn vật liệu

Trong độ tuổi này, việc cầm nắm hay ngậm đồ chơi là cách để trẻ tìm hiểu và khám phá thế giới. Do đó, đồ đạc trong không gian học tập cần đảm bảo an toàn với các vật liệu được kiểm duyệt về chất lượng  Có những vật liệu xây dựng xanh an toàn, bền vững được Bộ xây dựng công nhận hiện nay như: Xốp cách nhiệt XPS, gạch không nung, tấm lợp sinh thái, đá chẻ, bê tông nhẹ, sơn sinh thái, kiện rơm,… có thể ứng dụng trong xây dựng trường học. Bên cạnh đó nhà trường cần có nhiệm vụ lựa chọn nguyên vật liệu có màu sắc đa dạng, thiết kế có kích thước phù hợp lứa tuổi, có độ bền và được kiểm định an toàn với sức khỏe của bé. 

Trường học cũng nên có bộ phận vệ sinh để kiểm tra định kỳ mức độ an toàn của trường học.

Thiết kế trường học có vật liệu an toàn
Thiết kế trường học có vật liệu an toàn

2. Thiết kế trường mầm non đẹp và tạo ra môi trường học tập gần gũi với thiên nhiên

Nếu được phát triển trong một môi trường trong xanh, lành mạnh thì bé sẽ có khả năng phát triển thể chất và tinh thần tối ưu, ngược lại nếu bé có một môi trường sống không tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, việc hình thành tính cách và lối suy nghĩ của trẻ. Khuyến khích trẻ khám phá thiên nhiên rất tốt cho sự phát triển não bộ vì hiện nay có rất nhiều trẻ nghiện đồ điện tử lâu dần ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé. 

Các mẫu thiết kế trường mầm non nên kết hợp môi trường học tập gần gũi với thiên nhiên như: xây dựng khuôn viên xanh, bố trí hệ thống cây xanh, sử dụng năng lượng tái tạo, vật liệu tự nhiên, … để ứng dụng vào thiết kế trường học. Điều này giúp trẻ có cơ hội tham gia vào các hoạt động thiên nhiên và rèn luyện thể lực của mình bằng các hoạt động ngoài trời như chạy nhảy, đạp xe, đi bộ, vui chơi trong môi trường tự nhiên để trẻ có thể lớn lên khỏe mạnh. 

Trường mầm non nên kết hợp môi trường học tập gần gũi với thiên nhiên
Trường mầm non nên kết hợp môi trường học tập gần gũi với thiên nhiên

3. Chọn màu sắc phù hợp để nâng cao hứng thú và thúc đẩy học tập

Trên thực tế, màu sắc có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển khả năng nhận thức và tư duy của trẻ. Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 1993 bởi Boyatzis & Varghese, cho thấy có mối quan hệ giữa màu sắc tác động tích cực đến thành tích của học sinh. Mỗi màu sắc khác nhau đều mang những ý nghĩa và truyền tải những thông điệp khác nhau. Ví dụ như màu xanh tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu còn màu đỏ mang đến sự năng động, mang hàm ý cảnh báo, nhắc nhở trong không gian. Do đó, ý tưởng thiết kế trường mẫu giáo nên sử dụng màu sắc phù hợp với mục đích và chức năng của không gian cũng như cải thiện việc dạy và học thông qua việc kết hợp màu sắc phù hợp.

Mặc dù kết hợp nhiều màu sắc tươi sáng thường xuyên là lựa chọn thiết kế trường mẫu giáo, tuy nhiên việc sử dụng nhiều màu có thể ảnh hưởng đến thị lực của trẻ và gây mất tập trung. Do đó, các tông màu tổng thể nên được kết hợp một cách hài hòa. Một mẹo đơn giản bạn có thể áp dụng là không kết hợp nhiều hơn ba màu khi thiết kế nội thất và cũng nên xem xét concept thiết kế để có lựa chọn cho phù hợp.

Có thể phân chia không gian với các tông màu có tính bão hòa cao như “đỏ, vàng và xanh lam” có thể được sử dụng làm nổi bật lối vào và để tạo sự tương phản không gian. Trong khi đó đồ nội thất hoặc đồ trang trí nên được kết hợp khéo léo theo công thức 60-30-10 tạo nên không gian hài hòa nhưng vẫn hấp dẫn đối với trẻ.

Thiết kế trường mẫu giáo nên sử dụng màu sắc phù hợp với mục đích và chức năng của không gian
Thiết kế trường mẫu giáo nên sử dụng màu sắc phù hợp với mục đích và chức năng của không gian

Có thể phân chia không gian với các tông màu có tính bão hòa cao như “đỏ, vàng và xanh lam” có thể được sử dụng làm nổi bật lối vào và để tạo sự tương phản không gian. Trong khi đó đồ nội thất hoặc đồ trang trí nên được kết hợp khéo léo theo công thức 60-30-10 tạo nên không gian hài hòa nhưng vẫn hấp dẫn đối với trẻ.

4. Thiết kế không gian học tập hiệu quả

Công ty thiết kế phòng học trường mầm non là một phần quan trọng trong thiết kế trường học vì đây là nơi trẻ sinh hoạt và học tập hàng ngày, phản ánh phong cách và chất lượng giảng dạy của trường học. Lớp học không chỉ là nơi học tập mà đối với trẻ mầm non lớp học là nơi diễn ra nhiều hoạt động khác nhau vì vậy cần đảm bảo đủ không gian để trẻ tham gia các hoạt động trong lớp an toàn và thú vị. 

Ngoài ra, các yếu tố trong lớp học như: âm thanh, ánh sáng, hệ thống kỹ thuật,… cũng ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ nhỏ.

  • Ánh sáng: Điều kiện ánh sáng tốt có thể thúc đẩy phát triển thị giác của trẻ. Cần tạo không gian lớp học tươi sáng, ấm áp, thoải mái, kết hợp chiếu sáng tự nhiên như cửa kính, cửa sổ để đón ánh sáng mặt trời bổ sung Vitamin D cho trẻ. Điều cần lưu ý là nên cân bằng ánh sáng tự nhiên và ánh sáng đèn điện để đảm bảo cho sức khỏe mà không có nhiệt độ quá cao cho lớp học.
  • Âm thanh: Với nhu cầu để thông báo và phát nhạc là chủ yếu nên loa dành cho trường mầm non, mẫu giáo không yêu cầu công suất quá lớn, thông thường nên chọn loa có công suất 20W để không gây ảnh hưởng đến thính giác của trẻ nhỏ

>> Xem thêm: 04 lưu ý khi thiết kế trường mầm non montessori

Phân loại báo giá thiết kế trường mầm non

Đảm bảo ánh sáng cho quá trình học tập hàng ngày của trẻ
Đảm bảo ánh sáng cho quá trình học tập hàng ngày của trẻ

5. Thiết kế trường mầm non đẹp tạo ra các góc sáng tạo

Trường mầm non phải là không gian mà trẻ em có thể học thông qua các hoạt động vui chơi. Lợi ích của việc học thông qua vui chơi sẽ giúp trẻ giảm bớt căng thẳng và học cách tương tác, giao tiếp với mọi người. Một trong những phương pháp tốt nhất để kết hợp học và chơi cho trẻ là thiết kế một góc sáng tạo riêng trong lớp. Nơi đây, trẻ có thể vừa sáng tạo các tác phẩm cho riêng mình, vừa sử dụng các tác phẩm như đồ trang trí trưng bày trong lớp học.

Ví dụ: Giáo viên có thể hướng dẫn trẻ trang trí lớp học bằng các khung tranh, hình ảnh tự vẽ, các lọ hoa được cắt dán thủ công như việc công nhận thành quả tác phẩm của các em.

Thiết kế góc sáng tạo trên tường cho bé
Thiết kế góc sáng tạo trên tường cho bé

Các tips thiết kế trường mầm non đẹp trên đây giúp bạn tổ chức và thiết kế trường học một cách hiệu quả. Bạn có thể áp dụng những mẹo trên để giúp trẻ phát triển và học tập trong một môi trường năng động, sáng tạo. Điều quan trọng là cần phải chú ý đến cảm nhận và an toàn cho trẻ trong suốt quá trình học tập.

Đánh giá post
Please follow and like us:
Pin Share

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN