Thiết kế trường mầm non montessori là một trong những kiểu thiết kế trường mầm non hiện đại lấy trẻ em làm trung tâm, chú trọng vào việc khai thác tiềm năng sẵn có của trẻ đã áp dụng thành công với nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam hiện nay có khoảng 50 – 70 trường mầm non tư nhân áp dụng mô hình Montessori vào giảng dạy và áp dụng thành công phương pháp học tập này cho trẻ. Vậy hãy cùng tìm hiểu qua về phương pháp montessori là gì? Những lưu ý cần biết khi thiết kế trường mầm non montessori như thế nào cho phù hợp?

1. Phương pháp thiết kế trường mầm non montessori là gì?

Montessori là phương pháp giáo dục trẻ em được sáng lập bởi bác sĩ và nhà giáo dục người Ý Maria Montessori. Đây là phương pháp chuyên áp dụng cho trẻ từ 2 – 6 tuổi dựa trên các bản năng và cảm nhận tự nhiên của lứa tuổi này đối với môi trường xung quanh. Chương trình giáo dục này chủ yếu đề cao sự tự lập và khám phá bản thân của trẻ, trẻ có thể tự mình phát triển dưới sự hướng dẫn của giáo viên qua các lĩnh vực: sinh hoạt hàng ngày, phát triển giác quan, ngôn ngữ, toán học, giáo dục văn hóa để từ đó bé tự rút ra cho mình những bài học.

Phương pháp Montessori là phương pháp lấy trẻ em làm trung tâm
Phương pháp Montessori là phương pháp lấy trẻ em làm trung tâm

Trẻ học theo phương pháp giáo dục Montessori sẽ được thỏa sức sáng tạo và khám phá theo cách mà trẻ muốn thông qua các các học cụ, mô hình mang tính chất khám phá, xây dựng hơn là lý thuyết. Phương pháp này mang những đặc điểm riêng khác với phương pháp giáo dục truyền thống như:

  • Tập trung giúp trẻ phát triển theo từng giai đoạn: Vào mỗi giai đoạn trẻ sẽ có những đặc điểm phát triển khác nhau như từ 0 – 3 tuổi trẻ sẽ học theo và bắt chước những gì mình nhìn thấy. Còn từ 0 – 6 tuổi trẻ đã có cho mình những tư duy, logic để tự tìm tòi và học hỏi mọi thứ xung quanh. Vì vậy, cần bố trí lớp học để bé nhỏ có thể quan sát những bé lớn để học hỏi và vận dụng vào cuộc sống.
  • Khuyến khích việc chơi đùa, hợp tác: Trong phương pháp Montessori thì giáo viên chỉ là người hỗ trợ. Các em sẽ tự quản và được khuyến khích hợp tác, chia sẻ thông tin kiến thức để xây dựng mối quan hệ cộng đồng. Việc này giúp bé vừa tự học về quá trình hình thành tổ chức, vừa giao tiếp và sinh hoạt chung với các bạn để phát triển.
  • Lấy trẻ làm trung tâm: Mỗi trẻ em đều có những sở thích và tính cách riêng. Motessori với tinh thần tôn trọng khả năng khác nhau của mỗi học sinh nên cũng có những thiết kế nhiều khu vực khác nhau, có các học cụ riêng để tạo điều kiện phát triển phù hợp nhất cho mỗi bé.
  • Rèn luyện cho trẻ tính kỷ luật và tự giác: Mặc dù lớp học khuyến khích trẻ tự khám phá bản thân nhưng đồng thời cũng đưa ra những quy luật nhỏ để trẻ có tính kỷ luật riêng. Trẻ sẽ học được khả năng quản lý, sắp xếp thời gian, tự giác và chủ động trong sinh hoạt hàng ngày được hình thành một cách tự nhiên nhất.
  • Giúp trẻ có cơ hội trải nghiệm môi trường xung quanh: Thiết kế trường mầm non Montessori phải kết hợp với những khu vực trải nghiệm thực tế bên ngoài thiên nhiên. Bé không chỉ thực hành trong lớp mà tự khám phá thế giới tự nhiên thông qua những giờ học trồng rau, tưới cây,…
  • Khơi gợi cảm hứng sáng tạo cho trẻ: Sự sáng tạo và học hỏi của trẻ được hình thành trong quá trình tự tìm hiểu thế giới xung quanh, giao tiếp với bạn bè, mày mò dụng cụ, đồ chơi học tập. Từ đó trẻ sẽ tự mở rộng tư duy, kích thích khả năng sáng tạo và tìm hiểu về thế giới rộng lớn này.

Từ đó, các đơn vị thiết kế trường mầm non có thể đề ra ý tưởng thiết kế trường học cho hiệu quả với đối tượng sử dụng.

Phân chia không gian lớp học khi thiết kế trường mầm non montessori
Phân chia không gian lớp học khi thiết kế trường mầm non montessori

Xem thêm: Báo giá thiết kế trường mầm non theo từng loại mô hình

                  04 nguyên lý thiết kế áp dụng cho trường mầm non

2. Những lưu ý quan trọng khi thiết kế trường mầm non montessori

#Thiết kế trường mầm non montessori có đủ không gian để trẻ em di chuyển 

Trong quá trình học tập trẻ sẽ thường xuyên di chuyển để thực hành các hoạt động như rót nước, tự cởi giày dép, tự dọn dẹp lớp học, tự sắp xếp tủ cá nhân của mình gọn gàng,… Vì vậy, trong nhiệm vụ thiết kế cần nêu rõ cách phân chia không gian phòng học hợp lý cho trẻ dễ dàng di chuyển và tạo không gian riêng tư cho mỗi trẻ tự khám phá.

  • Lớp học được chia thành các khu vực học tập khác nhau theo 2 nhóm lớp học trộn lẫn từ 0-3, 3-6 tuổi bởi quá trình học trộn lẫn giúp cho trẻ có thể quan sát và học tập lẫn nhau. Bàn ghế trong lớp được thiết kế dành riêng cho từng cá nhân hoặc nhóm trẻ hoạt động để có thể linh hoạt trong quá trình làm việc nhóm hoặc sinh hoạt hàng ngày mà không bị ảnh hưởng đến việc đi lại, chạy nhảy. 
  • Sắp xếp các kệ sách để trẻ cất giữ các vật dụng cá nhân và dự án học tập một cách có trật tự. Giá để học cụ cũng được thiết kế và sắp xếp đủ tầm với của trẻ
  • Thiết kế trường mầm non với không gian rộng lớn kết hợp cho khu vực vận động ngoài trời, khu vực trồng hoa, rau và cây xanh. 
  • Ở những lớp học nhỏ, hẹp, sân hẹp hoặc không có sân, giáo viên có thể linh hoạt chia đôi số trẻ ra để tập, sắp xếp các góc chơi hợp lý để dễ dàng di chuyển, dành khoảng trống trong lớp để tổ chức cho trẻ chơi nhiều hơn với các trò chơi vận động.

#Thiết kế trường mầm non montessori giáo cụ học tập đảm bảo an toàn và chất liệu tự nhiên

Với phương pháp montessori trẻ ham mê khám phá bằng cách sử dụng các dụng cụ học tập phù hợp nhằm phát triển khả năng kết hợp, tính tập trung và tìm ra cách tiếp cận học tập một cách tự chủ. Lưu ý khi thiết kế các công cụ học tập cần phải đảm bảo an toàn về chất liệu, không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ vì ở độ tuổi này bé thường xuyên cầm nắm và dễ cho vào miệng.  

  • Sắp xếp thiết bị, đồ chơi phải đảm bảo an toàn, đáp ứng mục đích giáo dục, tận dụng mọi điều kiện phù hợp, tạo cơ hội cho trẻ được vận động ở mọi lúc, mọi nơi, tăng cường vận động trong thời gian trẻ ở trường. Sử dụng thiết bị đồ chơi thiết kế theo phương pháp Montessori để tạo điều kiện phát triển thích hợp nhất cho từng em. 
  • Các góc/khu vực hoạt động bố trí phù hợp, linh hoạt (có thể bố trí cố định hoặc có thể di chuyển) mang thiết kế mở, tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ tự lựa chọn và sử dụng đồ vật, đồ chơi, tham gia hoạt động và thuận lợi cho sự quan sát của giáo viên.
Trường mầm non nên kết hợp môi trường học tập gần gũi với thiên nhiên
Trường mầm non nên kết hợp môi trường học tập gần gũi với thiên nhiên

#Thiết kế trường mầm non montessori sinh động, sáng tạo giúp kích thích các giác quan của trẻ

Phòng học nên sử dụng nhiều màu sắc phong phú, đa dạng tuy nhiên nên ưu tiên các gam màu như trắng, vàng nhạt… để kích thích sự ham học hỏi và sáng tạo của trẻ. Cần lưu ý, mẫu thiết kế trường mầm non không nên chọn màu đỏ chủ đạo từ sơn tường cho tới đồ dùng nội thất có trong phòng học bởi theo các chuyên gia, màu đỏ có thể làm mất đi sự tập trung và ảnh hưởng không tốt tới tâm lý của bé, làm giảm chất lượng học tập.

Đảm bảo các khu vực hoạt động của trẻ bao gồm: 

  • Khu vực chơi đóng vai; tạo hình; thư viện (sách, tranh truyện)
  • Khu vực ghép hình, lắp ráp/xây dựng
  • Khu vực dành cho hoạt động khám phá thiên nhiên và khoa học; hoạt động âm nhạc và có khu vực yên tĩnh cho trẻ nghỉ ngơi. 
  • Khu vực cần yên tĩnh bố trí xa các khu vực ồn ào để trẻ tập trung yên tĩnh cho việc đọc sách, học chữ,… 

Cần lưu ý tên các khu vực hoạt động đơn giản, phù hợp với chủ đề và tạo môi trường làm quen với chữ viết.

Khu vực học tập và vui chơi được xếp gọn theo màu sắc, kích thước, chức năng dần được bé ghi nhớ và hình thành thói quen tốt

Bố trí đầy đủ những khu vực cho việc vui chơi và học tập để trẻ phát triển toàn diện
Bố trí đầy đủ những khu vực cho việc vui chơi và học tập để trẻ phát triển toàn diện

#Lớp học montessori trang bị đủ dụng cụ cho các lĩnh vực

Thiết kế trường mầm non quốc tế montessori theo 5 lĩnh vực chính. Mỗi lĩnh vực có những đặc điểm và thiết bị học tập riêng phù hợp với hoạt động của trẻ:

  • Phương pháp Montessori trong sinh hoạt hàng ngày: Với các hoạt động đa dạng của Montessori, phòng học nên được chia chia thành các ô cho các hoạt động trải nghiệm, trồng thêm cây xanh cho trẻ học cách chăm sóc cây, có các ngăn tủ chứa đồ dùng cá nhân,… Trẻ chăm sóc môi trường bằng cách giữ lớp học sạch đẹp, tưới cây, quét bụi, cất học cụ về đúng vị trí ban đầu… 

Lớp học được bố trí đầy đủ dụng cụ và các ô cho việc trải nghiệm hàng ngày

  • Phương pháp Montessori trong toán học: Bắt đầu từ những giáo cụ căn bản như cây gậy số, số cát, đồ vật để đếm, xếp hình và các trò chơi toán học tại chỗ khác như nối ghép, phân loại, các phép tính và giá trị.

Mỗi lĩnh vực cần bố trí đầy đủ tranh ảnh, thiết bị cho việc hỗ trợ học tập. Ngoài ra có thể kết hợp cùng tranh ảnh treo tường, bản đồ, hình vẽ, mô hình trang trí tăng thêm phần hấp dẫn cho việc học tập.

Trên đây là những lưu ý khi thiết kế trường mầm non montessori. Đây là một phương pháp học tập giúp phát triển tư duy logic, khả năng tự khám phá, óc sáng tạo cho trẻ qua việc tự học tập thực hành qua các giáo cụ và sự hỗ trợ của giáo viên.

5/5 - (1 bình chọn)
Please follow and like us:
Pin Share

Leave a comment