Tiêu chuẩn thiết kế văn phòng làm việc như thế nào là đúng? là câu hỏi được rất nhiều chủ doanh nghiệp, công ty quan tâm. Rõ ràng, ngoài các yếu tố như thẩm mỹ, phong cách ấn tượng, khi thiết kế văn phòng thì chúng ta bắt buộc phải hiểu rõ các tiêu chuẩn thiết kế nhất định.

Cùng DPLUS tìm hiểu các tiêu chuẩn thiết kế văn phòng mới nhất năm 2021 qua bài viết sau đây.

1. Tại sao cần thiết kế văn phòng theo đúng tiêu chuẩn?

Mặc dù mỗi doanh nghiệp có những đặc điểm riêng, tuy nhiên khi thiết kế vẫn cần đảm bảo thực hiện theo những tiêu chuẩn nhất định.

Việc có quy chuẩn thiết kế văn phòng đúng đắn sẽ đem đến những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và nhân viên:

  • Nâng cao hiệu quả công việc: Trong văn phòng nên có đầy đủ các thiết bị, nội thất cần thiết nhằm giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn, giúp nâng cao hiệu quả công việc.
  • Đem lại sự thoải mái: Văn phòng là nơi nhân viên gắn bó 1/3 thời gian trong ngày, do đó cần được thiết kế để đem lại sự thoải mái, thư thái như ở nhà.
  • Khẳng định sự chuyên nghiệp: Thông qua hình ảnh văn phòng chuyên nghiệp, sáng tạo, khách hàng và đối tác có cái nhìn tốt về doanh nghiệp.

Một không gian văn phòng theo thước đo quy chuẩn quyết định nhiều đến yếu tố năng suất làm việc của nhân viên qua đó thúc đấy sự phát triển của công ty.

tại sao cần thiết kế văn phòng theo đúng tiêu chuẩn
Việc thiết kế văn phòng làm việc đúng tiêu chuẩn là một vấn đề cần thiết với mọi văn phòng hiện nay.

Việc thiết kế văn phòng đúng tiêu chuẩn sẽ giúp các công ty có thể thiết lập được một môi trường không gian làm việc lý tưởng, thoải mái, phát huy tốt nhất năng lực của nhân viên.

Đồng thời sẽ tạo nên phong cách, sự chuyên nghiệp trong mắt khách hàng, đối tác.

2. Thiết kế văn phòng làm việc hiện đại cần đảm bảo yếu tố gì?

2.1. Tính thẩm mỹ

Tính thẩm mỹ là một tiêu chuẩn thiết kế văn phòng làm việc quan trọng, góp phần tạo ra một không gian làm việc đẹp, tạo ấn tượng trong lòng khách hàng và nhân viên.

Tính thẩm mỹ được tạo nên từ nhiều yếu tố tổng quan thông qua việc kết hợp màu sắc, ánh sáng, sắp xếp bố cục không gian, lựa chọn đồ nội thất, trang trí,… tất cả phối hợp để tạo nên một tổng thể hài hòa, đẹp mắt, ấn tượng & chuyên nghiệp.

Thông thường, thiết kế văn phòng cần đảm bảo ba yếu tố chính là cân xứng, thoáng đãngngăn nắp.

Vì vậy bạn cần xác định rõ phong cách thiết kế văn phòng để có cách trang trí, tạo điểm nhấn, đảm bảo tính thẩm mỹ

2.2. Công năng sử dụng

Ngoài yếu tố thẩm mỹ, văn phòng làm việc khoa học cũng cần lưu ý đến yếu tố công năng sử dụng.

Tiêu chuẩn về công năng sử dụng – 1 nguyên lý thiết kế văn phòng hiện đại rất quan trọng, thể hiện ở việc phân chia diện tích, không gian, thiết kế các phòng ban bộ phận một cách khoa học nhất.

Điều này góp phần đảm bảo sự liên lạc giữa các bộ phận có liên quan, đảm bảo không gian đi lại thuận tiện, linh hoạt.

Có thể phân chia diện tích, thiết kế các phòng ban theo gợi ý sau:

  • Khu vực tiếp khách: Nên bố trí ở gần các cửa kính để tạo cảm giác thân thiện, đem đến cho khách hàng sự thoải mái nhất.
  • Khu vực làm việc của nhân viên: Nên sử dụng bàn dạng module để tiết kiệm không gian và tăng sự tương tác giữa mọi người, tạo sự thuận lợi trong quá trình trao đổi công việc.
  • Phòng làm việc của lãnh đạo, giám đốc: Nên tách riêng nhưng sử dụng vách ngăn kính để không tạo cảm giác quá xa cách, đặt ở vị trí dễ dàng di chuyển đến các phòng ban khác, giúp giám đốc dễ dàng quan sát nhân viên.

>> Tham khảo: 10 nguyên lý thiết kế văn phòng hiện đại quan trọng nhất hiện nay

2.3. Dựa trên tính nhất quán

Khi thiết kế văn phòng, nhiều người thường bỏ qua yếu tố mặt bằng mà lựa chọn những mẫu văn phòng chưa thực sự phù hợp.

Do đó, khi bắt tay thiết kế nội thất văn phòng, kiến trúc sư cần dựa theo mặt bằng chung để tìm ra tiêu chuẩn thiết kế trụ sở văn phòng làm việc chuẩn cho từng mẫu văn phòng, từng module riêng lẻ.

đảm bảo tính nhất quán
Thiết kế văn phòng làm việc hiện đại cần dựa trên tính tổng quát.

Bên cạnh đó, mặt bằng không gian này cần phải được thiết kế sao cho phù hợp với cấu trúc chung của trần nhà, tòa nhà cao tầng để tối ưu sự đồng bộ.

Một thiết kế văn phòng hiện đại, đảm bảo tính nhất quán cần phải thể hiện được sự linh động khi nhân viên muốn thay đổi chỗ ngồi nhưng vẫn không làm thay đổi hay di chuyển nội thất.

2.4. Tạo sự kết nối riêng lẻ, không gộp lại với nhau

Thiết kế văn phòng cần lưu tâm đến vấn đề bố trí nội thất văn phòng.

Đồ nội thất văn phòng nên thiết kế thành từng khối, từng lớp riêng biệt, không nên thi công dạng nguyên khối, để thuận tiện cho việc thêm bớt, nâng cấp, sắp xếp, di chuyển và lược bỏ khi không cần thiết.

thiết kế riêng lẻ, không gộp với nhau

Bên cạnh đó, trang thiết bị điện tử cũng nên tách rời, không nên gắn cố định ở bất kì không gian nào, để tiện lợi cho việc sử dụng của từng người cũng như di chuyển tới nhiều không gian khác nhau.

2.5. Phù hợp với văn hóa doanh nghiệp

Tiêu chuẩn về đặc thù ngành nghề hay văn hóa doanh nghiệp sẽ quyết định rất lớn đến bộ mặt thương hiệu của bạn.

Dựa theo đó, bạn cần chọn lựa ý tưởng hay phong cách thiết kế phù hợp nhất.

Bạn không thể áp dụng những mẫu thiết kế văn phòng năng động cho một công ty xây dựng hay lựa chọn thiết kế nặng nề, rập khuôn cho một văn phòng sáng tạo.

2.6. Gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên

Đừng quên việc đưa yếu tố xanh vào không gian làm việc, chúng sẽ giúp văn phòng của bạn thêm thân thiện và chuyên nghiệp hơn

Xu hướng thiết kế văn phòng xanh ngày càng được nhiều doanh nghiệp yêu thích lựa chọn, tạo cảm giác dễ chịu, thư thái, kích thích năng suất nhân viên làm việc hiệu quả hơn.

Các kiến trúc sư luôn cố gắng đưa thiên nhiên vào văn phòng làm việc qua cây xanh, ánh sáng, không khí,… để tạo cảm giác thân thiện và tăng hiệu suất lao động.

2.7. Phù hợp với tài chính, khả năng đầu tư

Khả năng tài chính của công ty quyết định rất lớn đến quy mô thiết kế văn phòng.

Nếu bạn đầu tư số tiền lớn đồng nghĩa với việc sẽ có cơ hội thử sức với những thiết kế đẹp hơn, phong phú hơn và mang tầm vĩ mô hơn.

Ngược lại, nếu nguồn đầu tư nhỏ đối với các doanh nghiệp nhỏ, công ty mới khởi nghiệp thì “tiết kiệm tài chính” là tiêu chí được đặt lên hàng đầu để người thiết kế điều chỉnh cho phù hợp nhất.

Nếu bạn đang trăn trở với mẫu thiết kế yêu thích nhưng vẫn muốn tối ưu chi phí, hãy đến với DPLUS – đơn vị thiết kế văn phòng uy tín, luôn đồng hành cùng doanh nghiệp.

2.8. Đảm bảo sự tương tác

Ngày nay, các văn phòng hiện đại thường được thiết kế theo xu hướng mở bởi nhu cầu trao đổi và tương tác giữa các nhân viên trong quá trình làm việc ngày càng tăng.

Thiết kế văn phòng mở không chỉ giúp tiết kiệm diện tích sử dụng mà còn góp phần xóa bỏ dần lối thiết kế truyền thống nặng nề trước đây.

Tuy nhiên, thiết kế văn phòng dạng này cũng không phải là điều dễ dàng. Nếu không phân tích kỹ lưỡng, việc xây dựng sự tương tác này sẽ dễ biến thành lộn xộn, nhốn nháo trong không gian làm việc chung.

3. 7 tiêu chuẩn thiết kế văn phòng làm việc hiện đại mới nhất năm 2020

3.1. Tiêu chuẩn thiết kế văn phòng theo diện tích (m2/người)

Nhằm giúp bạn dễ hình dung hơn về diện tích tiêu chuẩn của văn phòng, DPLUS đã tổng hợp các thông số cho từng khu vực làm việc trong bảng dưới đây:

Phòng banTiêu chuẩn thiết kế
Phòng làm việc nhân viên
  • Nhân viên có đặc thù công việc linh hoạt, hay di chuyển nhiều: diện tích khoảng 3m2/người.
  • Nhân viên có đặc thù công việc cố định như nhân sự hành chính, kế toán: diện tích chiếm khoảng 4,5m2/người.
  • Nhân viên không có chỗ ngồi cố định như cố vấn viên, chuyên gia dịch vụ khách hàng, khảo sát thị trường: diện tích khoảng 1,4m2/người.
Phòng giám đốc
  • Diện tích phòng giám đốc không có không gian tiếp khách: khoảng 10m2.
  • Diện tích phòng giám đốc có không gian tiếp khách: khoảng 18,5m2 – 20m2.
  • Tùy sở thích, nhu cầu, diện tích mặt bằng mà phòng giám đốc sẽ được thiết kế theo kiểu kín hoặc không kín.
Phòng họp
  • Phòng họp nhỏ, diện tích thiết kế tối thiểu là 20m2.
  • Phòng họp vừa, diện tích thiết kế tối thiểu là 40m2.
  • Diện tích tối thiểu của một người trong phòng họp (nếu có bàn) là 1.8m2/người, (không có bàn) là 0.8m2/người.
tiêu chuẩn thiết kế văn phòng theo diện tích
Tùy tính chất công việc, mục đích sử dụng, quy mô công ty mà phân chia diện tích không gian văn phòng, các phòng ban, bộ phận khoa học, hợp lý.

Bên cạnh bảng tiêu chuẩn dựa theo diện tích, bạn có thể dựa vào các yếu tố để tính toán chính xác diện tích văn phòng cần thiết kế:

  • Tính chất công việc: Những văn phòng nhỏ vẫn đáp ứng được công việc của nhân viên tham vấn, khảo sát hiện trường…Còn đối với nhân viên làm việc cố định tại văn phòng, một văn phòng quá nhỏ sẽ khiến họ cảm thấy bí bách, tù túng. Do vậy, cần căn cứ vào tính chất của từng công việc để phân chia diện tích văn phòng hợp lý.
  • Văn hóa doanh nghiệp: Theo kinh nghiệm của nhiều chuyên gia, người phương Tây thường không yêu cầu cá nhân hóa cao hơn người phương Đông. Thế nhưng, theo tiêu chuẩn thiết kế văn phòng làm việc hiện đại nếu doanh nghiệp của bạn có người phương Tây đến làm việc thì nên thiết kế văn phòng có tính cá nhân hóa. Điều này sẽ kích thích sự sáng tạo và gia tăng hiệu suất công việc.

>> Xem thêm:

3.2. Tiêu chuẩn về thiết kế nội thất văn phòng

Nội thất văn phòng như bàn, ghế, tủ đựng tài liệu hay các chi tiết decor như chậu cây, tranh treo,… cũng chiếm diện tích nhất định trong văn phòng.

Bạn tham khảo những tiêu chuẩn thông số kỹ thuật về thiết kế nội thất văn phòng trong bảng dưới đây:

Nội thấtTiêu chuẩn
Bàn làm việc
  • Kích thước tiêu chuẩn của bàn làm việc không sử dụng máy tính để bàn: 1,52 x 0,76 x 0,75 (dài x rộng x cao).
  • Kích thước bàn làm việc nếu có sử dụng máy vi tính để bàn: 1,82 x 0,91 x 0,75.
  • Gầm bàn cao hơn 580mm để không bị vướng chân. Chiều rộng của gầm bàn phải lớn hơn 520mm để chân được co duỗi thoải mái nhất.
Ghế văn phòngLựa chọn ghế văn phòng tùy vào từng mục đích sử dụng.

Thông thường, ghế giám đốc thường là ghế bọc da cao cấp. Còn ghế nhân viên sẽ bọc nỉ, bọc vải để tạo sự thoải mái.

+) Đối với ghế ngồi làm việc:

  • Chiều cao của bàn: 700mm – Chiều cao của mặt ghế: 400mm.
  • Chiều cao của bàn: 720mm – Chiều cao của mặt ghế: 420mm.
  • Chiều cao của bàn: 760mm – Chiều cao của mặt ghế: 440mm.

+) Đối với ghế sofa:

  • Bề sâu mặt ghế là 600mm.
  • Chiều cao mặt ghế: trên dưới 400mm.
Tủ tài liệu
  • Nếu văn phòng nhỏ, có thể chọn tủ tài liệu thiên về chiều cao, hộc tủ rộng, có thiết kế thông minh để tối ưu khả năng lưu trữ.
  • Nếu văn phòng rộng, có thể chọn tủ tài liệu có kích thước to cả bề ngang lẫn bề dài để hạn chế sự trống trải của văn phòng.
  • Muốn chọn được kiểu tủ tài liệu phù hợp cần dựa vào diện tích không gian, tính chất công việc.
Vách ngăn
  • Chiều cao: khoảng 1200mm.
  • Chiều rộng 700mm, 1200mm, 1400mm.
  • Bề dày: khoảng 4mm.

Bên cạnh yếu tố về kích thước, thiết kế nội thất văn phòng cần đảm bảo thêm một số yếu tố khác như sau:

  • Đảm bảo đúng công năng: Đồ nội thất cần đảm bảo đầy đủ công năng hoặc tích hợp được nhiều công năng khác nhau như bàn có chân xoay để di chuyển, ghế bậc thang, máy chiếu và tivi kết hợp.
  • Phù hợp nội thất văn phòng:
    • Phòng giám đốc: Chọn nội thất cần hết sức chú trọng. Nội thất phòng giám đốc sẽ phần nào thể hiện được sự quyền uy cũng như sự chuyên nghiệp của một công ty.
    • Phòng họp: Đảm bảo được sự sang trọng và sự nghiêm túc. Bàn phòng họp thường là một chiếc bàn lớn hình chữ nhật, bàn elip… kết hợp với các ghế chân quỳ sẽ rất phù hợp.
    • Phòng làm việc của nhân viên: Linh hoạt và thoải mái khi sử dụng. Những chiếc ghế xoay văn phòng rất đa dạng và hữu ích, mang đến sự thoải mái và dễ chịu khi ngồi.
  • Nên đưa yếu tố thiên nhiên vào: Hãy xây dựng mặt thoáng bằng kính hoặc xây dựng cửa sổ lớn để đón nắng, gió, giúp tiết kiệm điện năng cho văn phòng.
  • Đảm bảo phong thủy: Yếu tố phong thủy liên quan đến màu sắc nội thất, vị trí phòng, hướng phòng hay chất liệu chủ đạo… cần sự tư vấn của những người có kiến thức và am hiểu về chúng.

3.3. Tiêu chuẩn về ánh sáng trong thiết kế văn phòng làm việc

Văn phòng làm việc có mức ánh sáng đạt tiêu chuẩn, lượng sáng hợp lý, khoa học sẽ giúp cho nhân viên làm việc trong tình trạng tốt nhất, thoải mái và đạt được năng suất làm việc cao nhất.

Một số yêu cầu ánh sáng đối với văn phòng làm việc:

  • Văn phòng cần được cung cấp đủ ánh sáng cho mọi vị trí làm việc của nhân viên. Ánh sáng văn phòng có thể là ánh sáng tự nhiên, ánh sáng đèn điện nhân tạo hoặc ánh sáng tự nhiên kết hợp đèn điện.
  • Trong thiết kế văn phòng làm việc nên sử dụng những loại bóng đèn tiết kiệm điện, chiếu sáng với ánh sáng trắng và thân thiện với mắt như đèn tuýp, downlight,… để tránh mắt bị lóa, tổn thương do tiếp xúc lâu dài.
  • Yêu cầu đạt mức chiếu sáng nhất định lên bề mặt bàn làm việc.

Dưới đây là bảng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chiếu sáng QCVN 22/2016/BYT cho từng khu vực trong tòa nhà.

Bạn hãy tham khảo để nắm được các thông số một cách chính xác khi thiết kế văn phòng.

Vị tríMức chiếu sáng (Lux)
Tiền sảnh100
Khu vực giá để hàng hóa150
Khu vực lưu thông và hành lang100
Cầu thang (máy, bộ), thang cuốn150
Phòng cho người bệnh500
Phòng nghỉ100
Nhà kho, kho lạnh100
Phòng gửi đồ, phòng rửa mặt, phòng tắm, nhà vệ sinh200
Căng tin150
Phòng y tế500
Phòng đặt tủ điện200
Khu vực đóng gói hàng gửi đi300
Phòng tập thể dục300
Phòng thư báo, bảng điện500
Băng tải150
Phòng đợi200
Khu vực kiểm tra150

Ngoài ra, cũng theo tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng CIBSE của châu Âu thì một tòa nhà cần có các tiêu chuẩn về ánh sáng như:

  • Sảnh, phòng đợi: 200lux
  • Nhà bảo vệ: 200lux
  • Hành lang cầu thang: 100lux
  • Thang cuốn: 150lux
  • Để đọc sách: 300-500lux
  • Văn phòng làm việc: 400lux
  • Phòng nghỉ: 150lux
tiêu chuẩn thiết kế ánh sáng
Văn phòng làm việc đạt tiêu chuẩn ánh sáng là bài toán quan trọng cần giải quyết khi thiết kế.

Dựa theo đó, bạn có thể tham khảo 1 số cách thiết kế hệ thống chiếu sáng, bố trí bóng đèn đúng tiêu chuẩn sau:

  • Nên dùng đèn huỳnh quang T8-36W, sáng hơn 20% so với đèn huỳnh quang thường và 130% so với đèn sợi đốt công suất 100W, màu sắc cũng thật hơn và tự nhiên hơn.
  • Ánh sáng từ các nguồn sáng nhân tạo nên bố trí chiếu trực tiếp từ trần xuống.
  • Đèn phải có chao để ánh sáng khuếch tán tốt nhất, lượng sáng phân bố đồng đều nhất.
  • Bố trí ít đèn trong văn phòng nhưng vẫn đủ công suất chiếu sáng. Mật độ công suất tiêu thụ điện dưới 10W/m2.
  • Quạt treo tường lắp cao 2,5m so với mặt đất để tránh chia cắt ánh sáng khi vận hành.

***Giải thích đơn vị LUX là gì:

  • Lux là đơn vị tính công suất ánh sáng, lượng ánh sáng chiếu trên một diện tích bề mặt cụ thể.
  • Lux = lượng Lumen trên một mét vuông.
  • 1 Lux là cường độ ánh sáng được tạo ra bởi ngọn nến đổ bóng trên bề mặt từ góc 90 độ với khoảng cách là 1 mét.
  • 1 Lux = 1 Lumen/m2.

3.4. Tiêu chuẩn về an toàn, phòng chống cháy nổ văn phòng

Môi trường làm việc cần đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho nhân viên làm việc, giảm thiểu rủi ro khi có sự cố bất ngờ xảy ra.

Do đó, yêu cầu về an toàn, phòng chống cháy nổ trong văn phòng được đặt lên hàng đầu và là yêu cầu bắt buộc khi lên ý tưởng thiết kế văn phòng.

Khi thiết kế văn phòng, bạn cần tính toán phương án lắp đặt hệ thống cửa thoát hiểm, hệ thống cảnh báo cháy nổ, các thiết bị phòng chống cháy nổ, hộp cứu hỏa, bình chữa cháy, các phương án diễn tập khi sự cố, hỏa hoạn xảy ra.

>> Xem thêm: 20+ ý tưởng thiết kế văn phòng công ty đẹp và hiện đại

3.5. Tiêu chuẩn về không gian hỗ trợ

Ngoài khu vực làm việc chung, các phòng ban bộ phận làm việc thì thiết kế không gian phụ trợ cần được bố trí hợp lý, khoa học.

Điều quan trọng nhất là khu vực hỗ trợ này cần hài hòa, hợp lý và thống nhất với bức tranh kiến trúc tổng thể của không gian làm việc.

Do đó, cần hiểu tiêu chuẩn về không gian hỗ trợ để có cách sắp xếp phù hợp, nhằm đảm bảo sự đồng đều các không gian theo xu hướng thiết kế hiện đại.

  • Không gian làm việc hỗ trợ: Không gian sinh hoạt chung, nơi mà mọi người có thể giao tiếp, kết nối với nhau một cách thoải mái nhất. Đó có thể là phòng tiếp khách, nhà kho, quầy bar, khu giải trí hoặc nhà ăn,… cần được bố trí hợp lý, thuận tiện. Khu vực này có thể thiết kế theo xu hướng mở để tăng sự kết nối, chia sẻ giữa các thành viên trong công ty.
  • Không gian làm việc tạm: Khu vực làm việc tạm là không gian yên tĩnh dành cho nhân viên cần tập trung hoặc muốn thay đổi không khí để tìm cảm hứng làm việc, những người có thói quen làm việc ở bất kỳ đâu. Khu vực này không cần diện tích lớn nhưng cần bố trí bàn, ghế sáng tạo, một số đồ nội thất cơ bản để tác động đến cảm xúc của nhân viên, phục vụ cho công việc trong thời gian ngắn.
  • Khu vực làm việc yên tĩnh: Văn phòng hiện đại không thể thiếu không gian làm việc yên tĩnh, cần có tính cách âm cao để tối ưu hóa sự tập trung cao độ của nhân viên. Khu vực làm này cũng là không gian công cộng, không cần quá rộng lớn nhưng phải đảm bảo sự yên tĩnh.
  • Không gian làm việc phụ: Khu vực được sắp xếp theo module riêng biệt, những khối bàn có thể di chuyển để các team dễ dàng thảo luận, bàn bạc khi phát sinh công việc. Bạn cũng có thể dành vị trí này cho thực tập sinh hoặc các cộng tác viên mà không làm ảnh hưởng đến các phòng ban còn lại.
  • Không gian phòng họp: Phòng họp cũng cần tuân theo các tiêu chuẩn thiết kế phòng họp, thường được bố trí khép kín, tách biệt với các khu vực khác nhưng cần đảm bảo các yếu tố cơ bản về nội thất phòng họp, trang thiết bị máy móc đầy đủ.

3.6. Tiêu chuẩn về phong thủy trong thiết kế văn phòng

Thiết kế nội thất và kiến trúc văn phòng theo phong thủy là việc dựa trên cơ sở âm dương, ngũ hành, hình thể của phong thủy để đưa ra các yếu tố thuận lợi nhất.

Vì thế, bạn cần nghiên cứu thế nào để những thiết bị đó không ảnh hưởng đến trường khí của công ty.

Sau đây là một số gợi ý:

Vị trí:

  • Mặt tiền tránh vướng ống khói, cột điện, gốc cây lớn.
  • Khu vệ sinh không đặt gần cổng ra vào.
  • Địa thế trước mặt công ty phải thoáng, giao thông thuận tiện, có ngã ba, ngã tư hoặc sông hồ phía trước, bởi đó là “minh đường hội tụ” sẽ đưa đến nhiều tài lộc cho công ty.
  • Nền đất cao ráo, khô thoáng, không trũng, không mấp mô.
  • Phía sau tòa nhà văn phòng là không gian yên tĩnh, tránh những nơi ồn ào, tấp nập như chợ búa, bến xe…
  • Căn cứ vào đặc thù kinh doanh ngành nghề để lựa chọn vị trí văn phòng. Ví dụ:
    • Quần áo, mỹ phẩm, mua sắm, giải trí,… là những ngành nghề mang tính Dương, sẽ phù hợp với những nơi đông đúc, náo nhiệt, nhiều dân cư.
    • Nghệ thuật, giáo dục,… mang tính Âm, nên chọn những nơi yên tĩnh và rộng thoáng.

Bố trí đồ nội thất

  • Hướng Đông Nam, cung Tốn nên đưa các yếu tố Thủy như: bình nước, bể cá, hòn non bộ,…
  • Hướng Tây Bắc, cung Càn nên đưa yếu tố Kim như: logo, giấy khen, cúp, tượng danh nhân, người có công với sự ra đời của công ty.
  • WC nên đặt xa khu làm việc chung để tránh luồng uế khí của nhà vệ sinh tích tụ, gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến vượng khí của cả phòng.
  • Không nên đặt bàn làm việc dưới xà ngang hay chỗ có góc nhọn, dễ khiến mọi người nảy sinh nghi ngờ và mâu thuẫn.

Hướng ngồi

  • Chỗ ngồi của chủ doanh nghiệp cần tựa vào tường vững chắc hoặc có thể đặt tranh sơn thủy để tạo thế tọa sơn, giúp họ cảm thấy tự tin hơn khi có quý nhân phù trợ.
  • Trong văn phòng, vị trí ngồi tốt nhất đó là vị trí góc chéo đối diện cổng ra vào, phía sau có bờ tường dựa vào và mặt nhìn về hướng tương sinh với bản mệnh của họ.
  • Chỗ ngồi làm việc phải thông thoáng, sạch sẽ và có thêm yếu tố xanh như cây cối đặt gần cạnh.

Yếu tố xanh

  • Lựa chọn thiết kế văn phòng xanh, màu xanh của lá có thể giúp xoa dịu tinh thần, giảm bớt cảm giác ngột ngạt, bức bối, có lợi cho mắt và đem đến thuận lợi cho đường công danh.
  • Một số cây được khuyên trồng trong văn phòng như: lan ý, vạn lộc, thanh thiên, kim ngân, kim tiền,…

3.7. Tiêu chuẩn về màu sắc trong thiết kế văn phòng

Thông thường, các kiến trúc sư sẽ để tone màu chính của văn phòng là màu logo, màu sắc nhận diện thương hiệu nhằm làm nổi bật lên hình ảnh công ty trong mắt nhân viên và đối tác.

Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng dập khuôn quy tắc đó mà cần có sự biến đổi linh hoạt sao cho phù hợp với phong thủy và tính thẩm mỹ chung.

Dưới đây là một số gợi ý về tiêu chuẩn thiết kế màu sắc trong văn phòng:

  • Căn cứ vào tính chất công việc: Nếu công việc thiên về nghiên cứu, màu xanh nhạt sẽ là gợi ý không tồi giúp mọi người tập trung hơn. Nếu công việc thiên về hướng kinh doanh hay sáng tạo, những gam màu vui nhộn, bắt mắt nhưng không quá chói sẽ hợp lý hơn cả.
  • Căn cứ vào diện tích phòng: Nếu phòng làm việc thiết kế theo kiểu truyền thống, diện tích làm việc vừa phải, nên lựa chọn màu sắc tông ấm để giảm bớt đi cảm giác trống trải, lạnh lẽo. Ngoài ra, với những văn phòng sử dụng ốp tường gỗ hoặc nội thất bằng gỗ, nên dùng sàn và trần màu sáng để giảm bớt cảm giác nặng nề.
  • Căn cứ vào ánh sáng: Một văn phòng tiêu chuẩn là một văn phòng có sự kết hợp hài hòa giữa ánh sáng tự nhiên và nhân tạo. Màu sắc trong phòng cũng cần lựa chọn thế nào để khuếch tán tốt nhất ánh sáng tự nhiên đi vào trong văn phòng.
  • Căn cứ vào môi trường: Concept thiết kế từ bố cục cho tới màu sắc mang tính tương đồng, giúp nhân viên và lãnh đạo gần gũi hơn, tạo điều kiện để mọi người cảm thấy bình đẳng hơn, làm việc nhiệt tình hơn.

4. Một số mẫu thiết kế văn phòng làm việc đẹp được yêu thích

4.1. Mẫu thiết kế văn phòng mở

Việc di chuyển giữa các bộ phận trở nên dễ dàng hơn nhờ lối đi rộng lớn và các bức tường được phá bỏ.

Không gian văn phòng thông thoáng và đón được nhiều ánh sáng nhờ hệ thống mặt thoáng bằng kính chịu lực.

4.2. Mẫu thiết kế văn phòng xanh

Hệ thống giàn cây xanh trên cao kết hợp với mặt thoáng rộng lớn, giúp khu làm việc chung trở nên gần gũi như một quán cà phê thu nhỏ.

Cây xanh được bố trí ở tủ sách, giá trên tường thân thiện với mắt nhìn, kích thích tinh thần, giúp nhân viên làm việc hiệu quả.

4.3. Mẫu thiết kế văn phòng hiện đại, tiện nghi

Mỗi nhân viên đều được trang bị đầy đủ các thiết bị như máy tính, tai nghe, hệ thống liên lạc nội bộ… hỗ trợ công việc diễn ra thuận lợi nhất có thể.

Một ý tưởng tốt cho việc họp nhóm và di chuyển giữa các nhân viên trong văn phòng nhờ hệ thống bàn ghế thiết kế đặc biệt và lối đi rộng rãi.

4.4. Mẫu thiết kế văn phòng độc đáo, sáng tạo

Không gian làm việc đầy sáng tạo với hình vẽ trên tường cùng cách decor tối giản nhưng vẫn mang nét sang trọng, hiện đại, thể hiện được đặc trưng công việc của Tạp chí Nylon.

Không gian làm việc ấm cúng, mang đậm vẻ đẹp vintage thân thuộc của một quán cà phê nhỏ. Thiết kế đánh vào cảm xúc của nhân viên, để họ cảm nhận được sự thoải mái, gần gũi như ở nhà.

Trên đây là tổng hợp những tiêu chuẩn thiết kế văn phòng làm việc quan trọng nhất về diện tích, ánh sáng, màu sắc, phong thủy và những yếu tố liên quan khác.

Để thiết kế một không gian làm việc đẹp, khoa học, phù hợp và tiện nghi nhất, bạn có thể liên hệ ngay với DPLUS – đơn vị thiết kế thi công văn phòng chuyên nghiệp. Với nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết về các giải pháp cho văn phòng, biến mọi ý tưởng của khách hàng trở thành hiện thực!

DPLUS - ĐƠN VỊ TƯ VẤN & THIẾT KẾ VĂN PHÒNG HIỆN ĐẠI ĐẸP - SÁNG TẠO

Một vấn đề khiến cho các doanh nghiệp, công ty băn khoăn là làm thế nào để có thể tìm được một đơn vị thiết kế văn phòng hiện đại uy tín và chuyên nghiệp nhất, cam kết sự hài hòa của ý tưởng thiết kế văn phòng hiện đại và thời gian thiết kế, thi công dự án?

Chúng tôi hiểu rằng văn phòng không chỉ là nơi làm việc mà còn là ngôi nhà thứ hai của mỗi người. Chúng tôi cố gắng hiểu mong muốn của khách hàng, từ đó kiến tạo nên mô hình văn phòng phù hợp nhất với văn hóa doanh nghiệp.

Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được những thông tin hữu ích từ đội ngũ kiến trúc sư giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, có sức sáng tạo cao và luôn cập nhật những xu hướng mới nhất trên thế giới.

Công ty cổ phần đầu tư kiến trúc D+ Việt Nam

Với hơn 5 năm kinh nghiệm và đã thực hiện hàng trăm dự án trong lĩnh vực thiết kế – thi công văn phòng, DPLUS luôn cam kết mang đến cho khách hàng sự hài lòng với những mẫu văn phòng tuyệt vời, phục vụ công việc tốt nhất mà chi phí tiết kiệm nhất.

Không đơn giản là không gian làm việc, chúng tôi hướng đến giá trị bền vững, quan tâm đến cảm xúc khách hàng để đem đến một thiết kế văn phòng hiện đại ĐẸP – SÁNG TẠO thích hợp với doanh nghiệp.

2.7/5 - (7 bình chọn)
Please follow and like us:
Pin Share

Leave a comment