04 lưu ý khi thiết kế trường mầm non an toàn

Trường mầm non là môi trường giáo dục đầu tiên mà trẻ tiếp xúc, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời cả về thể chất, trí tuệ và cảm xúc. Do đó, cần đặc biệt lưu ý khi thiết kế một môi trường học tập cho trẻ. Trong bài viết này, chúng tôi phân tích cụ thể về đặc điểm của trẻ và một số lưu ý khi thiết kế trường mầm non

1. Những đặc điểm cần biết khi thiết kế trường mầm non an toàn cho trẻ

Trường mầm non là bước ngoặt đối với một đứa trẻ, đánh dấu sự chuyển đổi qua một giai đoạn mới. Trẻ trong độ tuổi giáo dục mầm non thường từ 3 – 5 tuổi trước đây thường được bao bọc bởi cha mẹ thì khi bước vào trường mẫu giáo trẻ sẽ học cách kết nối với mọi thứ xung quanh. Đặc biệt trong độ tuổi này, trẻ có những đặc điểm sinh lý và tâm lý mà công ty thiết kế trường mầm non phải hiểu và biết các em cần gì, phát triển tâm lý, sinh lý ra sao để có những lưu ý khi thiết kế trường mầm non phù hợp.

#Đặc điểm sinh lý 

Đối với giai đoạn này, bé có sự phát triển mạnh thể chất, tâm sinh lý và cơ thể vận động linh hoạt nhưng về cơ bản vẫn chưa ý thức được nguy hiểm, chưa tự làm được mọi thứ, cần người lớn chăm sóc và bảo vệ. Các giác quan của bé lúc này phát triển mạnh nên rất tò mò và hiếu động với thế giới xung quanh. Bé thường xuyên tiếp xúc và cảm nhận sự vật bằng xúc giác (bàn tay) như cầm, nắm, chạm để đánh giá sự vật. Tuy nhiên, trẻ ở độ tuổi này đề kháng chưa tốt cũng dễ mắc các bệnh hô hấp hoặc dễ bị tổn thương. 

Trường mầm non là ngôi nhà thứ hai của trẻ
Trường mầm non là ngôi nhà thứ hai của trẻ

#Đặc điểm tâm lý 

Tại thời gian này, trẻ đã biết tò mò khám phá về thế giới xung quanh mình, sử dụng các vật dụng thường ngày một cách linh hoạt, vốn từ tăng nhanh, hiểu người lớn nói gì, biết nói thành câu và yêu cầu khi có mong muốn. Trẻ thích thú khi được đáp ứng và vui chơi, hay đặt ra những câu hỏi tại sao và bắt đầu có ý kiến riêng của mình. Đây là thời điểm bé bắt đầu học nói và phát triển các kỹ năng giao tiếp, hình thành tính cách và ý thức cá nhân nên môi trường giáo dục ảnh hưởng rất quan trọng đến trẻ. 

>> Xem thêm: 03 lưu ý khi thiết kế trường mầm non montessori

2. 04 lưu ý khi thiết kế trường mầm non an toàn với trẻ nhỏ?

Để đảm bảo an toàn cho trẻ không chỉ là trách nhiệm của các bậc cha mẹ mà còn là trách nhiệm quan trọng của trường học và giáo viên. Đồng thời, đây cũng là yếu tố mà các nhà thiết kế phải cân nhắc khi lên kế hoạch thiết kế trường mầm non.

#Lưu ý khi thiết kế trường mầm non với thiết bị và đồ nội thất an toàn 

Trẻ em trong giai đoạn này chưa có nhận thức về an toàn và hay hiếu động nên trong quá trình xây dựng trường mầm non quốc tế cũng cần chú trọng đến yếu tố an toàn của trẻ. Do đó, các rủi ro về an toàn cần được tính toán khi thiết kế và sử dụng các phương tiện thiết kế an toàn cho trẻ em. 

  • Cấu trúc trường học: Các hạng mục như cửa sổ, lan can, bậc thang cần phải tính toán đo đạc chiều cao đảm bảo an toàn và phù hợp với đặc điểm cơ thể của bé. Các an toàn cháy nổ, an toàn điện, hệ thống kỹ thuật cần có các thông số tương ứng phù hợp theo các tiêu chuẩn thiết kế.
  • Vật liệu thiết kế: Vật liệu cải tạo nhà trẻ nên chọn vật liệu bảo vệ thân thiện với môi trường, tường được khuyến cáo không nên trang trí quá nhiều vì sơn có mức độ ô nhiễm nhất định đối với trẻ có sức đề kháng yếu sẽ bị ảnh hưởng. Vật liệu cải tạo nhà trẻ phải bền, chống cháy nổ, dễ dàng lắp đặt, thi công và đảm bảo có tác dụng cách nhiệt, cách âm và tiêu âm. Ngoài ra, nên tùy theo chức năng của không gian để chọn chất liệu phù hợp, ví dụ khu vực vui chơi vận động thì sử dụng chất liệu linh hoạt, mềm mại hơn.
Thiết kế trường mầm non an toàn
Thiết kế trường mầm non an toàn

#Không gian mở đảm bảo vui chơi và học tập không gò bó

Đối với giai đoạn này trẻ phát triển khả năng giao tiếp mạnh mẽ nhất vì vậy một không gian học tập không giới hạn giúp trẻ kết nối với thế giới xung quanh là điều cần thiết. DPLUS đưa ra một vài ý tưởng thiết kế không gian mở sau đây:

  • Khuôn viên cây xanh: Khuôn viên cây xanh có thể được bố trí kết hợp với hệ thống cây xanh, trồng hoa, rau, nuôi các con vật nhỏ hay tổ hợp những trò chơi tổng hợp như cầu trượt, nhà banh,… Đây là nơi kết hợp việc vừa học vừa chơi đúng với lứa tuổi của trẻ mà còn phát triển các kỹ năng và thể chất khi tiếp xúc với thiên nhiên. Tại đây trẻ có thể tham gia các buổi thực hành bảo vệ môi trường hoặc giáo dục thể chất hỗ trợ việc vui chơi và các hoạt động hàng ngày.
  • Sử dụng cửa kính hoặc vách ngăn: Các bức tường truyền thống để ngăn các khu vực chức năng với nhau khi sử dụng quá nhiều sẽ gây cho trẻ cảm giác gò bó, căng thẳng. Thay vào đó, để tối ưu không gian lớp học hiệu quả, bạn có thể kết hợp với cửa kính, vách ngăn hoặc kệ trang trí. Những vật dụng này sẽ góp phần làm cho phòng học trở nên thoáng đãng và thú vị để kích thích trí sáng tạo của bé.
  • Không gian thông thoáng: Không gian học tập sạch sẽ, thông thoáng giúp giảm nguy cơ phát tán mầm bệnh do việc chạm tay vào các bề mặt. Các khu vực cần được vệ sinh định kỳ, sắp xếp vật dụng gọn gàng, bố trí nội thất khoa học để trẻ có thể học được cách tự lập và tổ chức không gian sống.
Trẻ được thỏa sức vui đùa cùng thiên nhiên
Trẻ được thỏa sức vui đùa cùng thiên nhiên

#Lưu ý khi thiết kế trường mầm non sáng tạo và kích thích học tập

Các nghiên cứu tâm lý cho thấy màu sắc có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, hành vi, kích thích trí não và cơ thể, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Trẻ thường bị thu hút bởi các màu sắc sặc sỡ nhưng việc bố trí và sắp xếp màu sắc sao cho phù hợp với concept thiết kế mà không gây khó chịu, mất tập trung trong quá trình học tập cũng cần lưu ý. Nhà trẻ có thể kết hợp những thiết kế với hình ảnh hoạt hình, nhân vật ngộ nghĩnh, đáng yêu đan xen vào các thiết kế để tạo hứng thú học tập cho bé. 

Màu sắc trong thiết kế cũng giúp phân chia các không gian chức năng cụ thể. Ví dụ, những chiếc ghế màu xanh lam trong góc có thể xác định một khu vực để đọc sách và thư giãn. Trong khi chiếc bàn màu đỏ có thể xác định một không gian vui chơi tự do. 

Thiết kế khu vực đọc sách thư giãn với chất liệu gỗ
Thiết kế khu vực đọc sách thư giãn với chất liệu gỗ

#Các yếu tố môi trường tác động khi lưu ý thiết kế trường mầm non

Thiết kế không gian học tập thông thoáng đúng theo tiêu chuẩn thiết kế
Thiết kế không gian học tập thông thoáng đúng theo tiêu chuẩn thiết kế

Xem thêm: Phân loại báo giá thiết kế trường mầm non 

                  04 nguyên lý thiết kế áp dụng cho trường mầm non

Bên cạnh những thiết kế trên thì các yếu tố môi trường như ánh sáng tự nhiên, ánh sáng đèn điện, nhiệt độ, thông gió, chất lượng không khí, âm thanh, có sở vật chất, … cũng rất quan trọng. Vì trẻ còn đang trong giai đoạn phát triển về thể chất và tinh thần nên nhạy cảm hơn với các yếu tố vật lý bên ngoài môi trường. Do sự phát triển của các thành phố lớn, các mẫu thiết kế trường mầm non hiện nay gặp nhiều thách thức: ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn; thiếu diện tích hoặc kém phát triển do thông gió bất lợi, không đủ ánh sáng tự nhiên và thiết kế chiếu sáng trong trường học, lựa chọn vật liệu không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến phát triển lành mạnh của trẻ. Vì vậy cũng cần có những lưu ý đảm bảo tiêu chuẩn quốc gia về nhiệm vụ thiết kế trường mầm non cho các yếu tố trên.

Những lưu ý khi thiết kế trường mầm non rất quan trọng khi thiết kế nơi học tập và sinh hoạt cho trẻ em. Ở độ tuổi này cần có những lưu ý đặt biệt khi thiết kế để đảm bảo môi trường học tập lành mạnh cho trẻ. 

5/5 - (1 bình chọn)
Please follow and like us:
Pin Share

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN